Phòng thí nghiệm trong điểm công nghệ sinh học Thú Y https://vetlab. Phòng thí nghiệm trong điểm công nghệ sinh học Thú Y Wed, 29 Mar 2023 07:48:43 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.7 https://vetlab./wp-content/uploads/2022/10/cropped-logo-vetlab-32x32.jpg Phòng thí nghiệm trong điểm công nghệ sinh học Thú Y https://vetlab. 32 32 Vi khuẩn Rothia nasimurium: Lần đầu tiên phân lập... https://vetlab./tin-tuc/vi-khuan-rothia-nasimurium-lan-dau-tien-phan-lap-duoc-tu-nong-trai-ngong.html Wed, 29 Mar 2023 07:42:27 +0000 https://vetlab./?p=4155      Vào tháng 9 năm 2020, những con ngỗng 8 tháng tuổi ở một trang trại ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc có biểu hiện kém vận động và đi không vững mà không rõ nguyên nhân và không hiệu quả sau khi sử dụng kháng sinh Azithromycin và Levofloxacin, gây thiệt hại kinh tế cho trại. Phân lập vi khuẩn từ gan của hai con ngỗng bị bệnh, xác định được sự có mặt của Rothia nasimurium, loại vi khuẩn chưa từng được báo cáo ở ngỗng trước đây. Rothia nasimurium, thuộc họ Micrococcaceae, được phân lập và đặt tên bởi Collins và cs., năm 2000. Nó là cầu khuẩn kỵ khí tùy tiện, Gram dương. Vi khuẩn được phân lập từ mũi của một con chuột khỏe mạnh; do đó, nó được đặt tên là Rothia nasimurium. Các thành viên của chi Rothia thường được coi là một phần của hệ thực vật bình thường trong đường miệng và đường ruột của người, lợn và loài gặm nhấm. Vào năm 2011, Li đã phân lập một chủng Rothia nasimurium (số 91) từ không khí của một trang trại, chủng này có khả năng kháng ở mức độ cao đối với tất cả các loại kháng sinh được thử nghiệm ngoại trừ vancomycin và chưa từng được phát hiện trong số tất cả các vi khuẩn trong không khí và chưa được báo cáo ở Rothia trước đó. Năm 2014, Bemis và cs.. đã phân lập một chủng từ các tổn thương trên da, amidan, ống tai ngoài và tinh dịch của chó, gây ra hiện tượng tán huyết hiệp đồng với các khuẩn lạc Staphylococcus trong nuôi cấy sơ cấp. Điều này cho thấy Rothia nasimurium là mầm bệnh cơ hội. Vào năm 2017, một chủng Rothia nasimurium khác đã được Gaiser và cộng sự phân lập từ amidan của lợn con khỏe mạnh, họ đã phát hiện ra rằng chủng này có thể ức chế sự phát triển của nhiều chủng và kiểu huyết thanh của mầm bệnh Streptococcus suis ở lợn. Đó là báo cáo đầu tiên về một loại vi khuẩn bình thường từ hệ vi sinh vật liên quan đến động vật có vú có chứa cụm gen nonribosomal peptide synthetase (NRPS) mã hóa một peptide loại valinomycin. Năm 2021, Wang và cs. đã phân lập được chủng Rothia nasimurium E1706032a, chủng này có khả năng kháng kháng sinh rộng và phổ biến thông qua các yếu tố di động và được cho là có khả năng gây nhiễm trùng khó điều trị ở động vật và người. Trong cùng năm đó, Zhao và cs. đã phân lập được một chủng Rothia nasimurium từ một con thỏ và báo cáo rằng nó có thể gây bệnh. Tuy nhiên, ít nhà khoa học chú ý đến Rothia nasimurium, đây là vi khuẩn cần được quan tâm nghiên cứu sâu hơn.

Phân lập vi khuẩn

Phân lập Rothia nasimurium từ mẫu gan của những con ngỗng bị bệnh. Vi khuẩn phát triển thành những khuẩn lạc màu trắng xám với bề mặt nhẵn, ẩm và các cạnh gọn gàng trên môi trường thạch máu. Đường kính của các khuẩn lạc là 1 mm ± 0,1 mm (Hình 1).

Hình 1: Khuẩn lạc vi khuẩn Rothia nasimurium trên môi trường thạch máu

Định danh vi khuẩn

     Nhuộm Gram

Dưới kính hiển vi soi dầu (độ phóng đại 1000 lần), vi khuẩn xuất hiện dưới dạng cầu khuẩn Gram dương và các tế bào là những hình cầu nhỏ, hình trứng đồng nhất với đường kính ≥ 1,0 µm (Hình 2).

Hình 2. Nhuộm gram vi khuẩn phân lập được (độ phóng đại 1000 lần)

     Xét nghiệm sinh hóa

Vi khuẩn Rothia nasimurium có thể lên men đường glucose, maltose và sucrose, nhưng không lên men được lactose, mannitol, natri citrat, hydro sulfua hoặc urê.

     Nhận dạng MALDI-TOF MS

Vi khuẩn được xác định bằng MALDI-TOF MS. Kết quả cho thấy điểm số là 2210 và tìm kiếm cơ sở dữ liệu cho thấy vi khuẩn là Rothia nasimurium.

     Kháng sinh đồ

Độ nhạy cảm của Rothia nasimurium phân lập với các loại kháng sinh khác nhau là khác nhau. Sử dụng phương pháp CLSI, kết quả thử mẫn cảm với kháng sinh cho thấy mức độ ức chế của amikacin là cao nhất (đường kính = 24 mm), tiếp đến là Cefazolin, Fosfomycin và Ampicillin/sulbactam có mức độ ức chế tương đương nhau. Tuy nhiên, chủng vi khuẩn này kháng với 16 loại kháng sinh được thử nghiệm khác, với đường kính của các vòng vô khuẩn đối với hầu hết các loại thuốc là 0, tức là những loại kháng sinh này không có tác dụng diệt khuẩn. Như vậy, chủng phân lập được có biểu hiện đa kháng thuốc.

Kết luận

Trong nghiên cứu này đã phát hiện chủng Rothia nasimurium có khả năng sống và gây bệnh cho ngỗng. Qua kiểm tra kháng sinh đồ, nhận thấy chủng vi khuẩn này đa kháng thuốc nhưng nhạy cảm nhất với Amikacin; Cefazolin, Fosfomycin và Ampicillin/sulbactam. Từ khả năng đã kháng nhiều loại thuốc, cần quan tâm nghiên cứu sâu hơn đến vi khuẩn Rothia nasimurium này nhằm hạn chế các mối nguy tiềm ẩn của nó. Kết quả của nghiên cứu này giúp cảnh báo sớm cho ngành chăn nuôi ngỗng, từ đó giảm thiệt hại do nhiễm vi khuẩn và sẽ giúp người chăn nuôi định hướng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh trên ngỗng.

Theo Yuhui Kang, Hongshan Zhou, Wenjie Jin, 2022.

]]>
Học viện Nông nghiệp bắt tay các địa phương nâng... https://vetlab./tin-tuc/hoc-vien-nong-nghiep-bat-tay-cac-dia-phuong-nang-tam-nong-nghiep-tay-bac.html Sat, 18 Mar 2023 01:43:23 +0000 https://vetlab./?p=4151  sẵn sàng tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm phát triển nông nghiệp các tỉnh miền núi phía Bắc theo hướng sinh thái, tuần hoàn, chất lượng, hiệu quả, bền vững.

Ngày 17.3, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị “Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn” tại Sơn La.

Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS Nguyễn Thị Lan – Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết – mục tiêu của hội nghị là góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của học sinh trung học phổ thông;

Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm phát triển nông nghiệp các tỉnh miền núi phía Bắc theo hướng sinh thái, tuần hoàn, chất lượng, hiệu quả, bền vững.

GS.TS Nguyễn Thị Lan – Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc. Ảnh: Dương Triều

Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam mong muốn thông qua hội nghị sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông nghiệp, làm cơ sở vững chắc cho sự phát triển quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại, tập trung.

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong tất cả các khâu của chu trình sản xuất, nhằm tạo ra chuỗi nông sản có giá trị cao nhất mà vẫn đảm bảo tính bền vững trong phát triển.

“Trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực nông nghiệp, nông thôn vốn là một thế mạnh đầy tiềm năng của vùng Tây Bắc.

Việc quan trọng là định hình ngay từ đầu cho các em học sinh từ trung học phổ thông niềm đam mê khởi nghiệp, sớm khơi dậy ý thức khát vọng vươn lên để sau này thực sự trở thành những chủ nhân có đủ tri thức làm giàu trên mảnh đất quê hương mình” – GS.TS Nguyễn Thị Lan khẳng định.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Hữu Đông – Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhận định, hiện nay trình độ khoa học công nghệ và chất lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng lãnh đạo tỉnh Sơn La, Lai Châu trực tiếp lắng nghe, giải đáp các thắc mắc của nông dân. Ảnh: Dương Triều

Từ thực tiễn đó, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La “đặt hàng” Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với tỉnh Sơn La triển khai các phương án để tuyển học sinh của tỉnh vào học tập tại học viện, trọng tâm là tuyển sinh học sinh tại các huyện nghèo Thuận Châu, Sốp Cộp.

Thực hiện kết nối giữa cơ sở đào tạo của học viện, doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở xã, huyện, thành phố của tỉnh Sơn La trong việc thực hiện giáo dục nghề nghiệp.

Đào tạo, gắn với nhu cầu thực sự vừa giải quyết việc làm tại chỗ, vừa phục vụ nhu cầu nhân lực của các khu công nghiệp của tỉnh, huyện.

Tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả.

Hợp tác nghiên cứu, chuyển giao, liên kết ứng dụng các công nghệ sinh học, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, nông nghiệp chính xác, nông nghiệp số, vật liệu mới; ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ và hiện đại hóa hạ tầng nông nghiệp, nông thôn để phát triển sản xuất, sơ chế và chế biến nông, lâm, thủy sản theo hướng an toàn, hữu cơ, sinh thái.

Tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng chuyên sâu về công nghệ thông tin, sử dụng dịch vụ số an toàn trên không gian mạng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế ở khu vực nông thôn.

Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, truy xuất nguồn gốc các mặt hàng nông lâm thủy sản và thực phẩm của tỉnh. Phối hợp chặt chẽ công tác đào tạo, nghiên cứu, khuyến nông điện tử, khuyến nông cộng đồng và thương mại điện tử.

Triển khai nhiệm vụ liên quan đến nghiên cứu, đào tạo, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ theo 3 chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Hội nghị “Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn” có sự tham dự của cơ quan Trung ương, các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Lai Châu và Điện Biên. Có sự hiện diện của Hiệp hội người tiêu dùng, doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân.

Nguồn: https://laodong.vn/giao-duc/hoc-vien-nong-nghiep-bat-tay-cac-dia-phuong-nang-tam-nong-nghiep-tay-bac-1158736.ldo?gidzl=0Q4kBiwTSJS1loiioufnCGMrAoJMYtC_6h9-8eAD8JTAjtWgXzbtOatiA2g9Xdin4kWW9JRz36ijpfXsEW

]]>
Khẳng định vị trí trong nghiên cứu khoa học và... https://vetlab./other/khang-dinh-vi-tri-trong-nghien-cuu-khoa-hoc-va-dich-vu-thu-y.html Tue, 07 Mar 2023 09:44:59 +0000 https://vetlab./?p=4148 [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học Thú y trực thuộc Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2012. Hiện nay, phòng thí nghiệm tọa lạc trong khuôn viên 5ha của Bệnh viện Thú y, với đầy đủ cở sở vật chất đồng bộ cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ và chuyển giao KHKT.

Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học Thú y

Cơ sở vật chất của phòng thí nghiệm gồm có: 2 khu phòng thí nghiệm đảm bảo an toàn sinh học cấp 2 và an toàn sinh học cấp 3; nhà nuôi động vật lớn và nhà nuôi động vật nhỏ cấp 2 và cấp 3; khu đốt xác và trạm xử lý nước thải đồng bộ.

Theo ThS Nguyễn Thị Hoa, Phó Trưởng phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học Thú y cho biết, phòng có đội ngũ cán bộ – nhân viên năng động, sáng tạo và giàu kinh nghiệm, được đạo tạo từ các nước có nền KHCN tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc…; cùng với những trang thiết bị hiện đại như máy phân tích khối phổ MALDI-TOF, máy giải trình tự gen ABI 3500, máy Realtime PCR – CFX Opus

Năm 2012, phòng thí nghiệm đạt được chứng nhận ISO 17025:2005 với 30 chỉ tiêu được công nhận. Trong quá trình phát triển phòng thí nghiệm không ngừng nỗ lực xây dựng, hoàn thiện, cải tiến các quy trình kỹ thuật phục vụ nghiên cứu và chẩn đoán xét nghiệm. Đến năm 2020, Phòng thí nghiệm đã đạt được chứng nhận ISO 17025:2017 với 94 chỉ tiêu được công nhận.

Với phương châm “Chính xác – Trung thực – Chu đáo”, bằng việc ứng dụng các công nghệ cao, hiện đại và tiên tiến trong chẩn đoán các tác nhân gây bệnh trên vật nuôi từ đó nhanh chóng đưa ra được các giải pháp tư vấn hiệu quả cho doanh nghiệp, người chăn nuôi. Mỗi năm phòng thí nghiệm đã tiến hành phân tích hàng chục ngàn mẫu bệnh phẩm phục vụ nghiên cứu, chẩn đoán bệnh từ hệ thống các phòng thí nghiệm, trang trại khắp các tỉnh thành trong cả nước. Phòng thí nghiệm đã và đang khẳng định được vị trí trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và dịch vụ thú y.

Bên cạnh đó phòng thí nghiệm cũng đã và đang tham gia nghiên cứu khoa học với các đề tài dự án hợp tác quốc tế với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Thái Lan…triển khai các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh Tai xanh, vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi, vắc xin phòng bệnh Ca rê, nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học như kháng huyết thanh, kháng thể lòng đỏ, probiotic phục vụ phòng và trị bệnh trên vật nuôi.

Phòng thí nghiệm luôn tăng cường hợp tác với các chuyên gia trong và ngoài nước để chia sẻ và cập nhật những công nghệ tiên tiến trên thế giới; đội ngũ cán bộ – nhân viên thường xuyên được tiếp cận với các công nghệ mới, hoàn thiện năng lực chuyên môn để xây dựng phòng thí nghiệm ngày càng phát triển.

Phòng thí nghiệm có khả năng xét nghiệm 96 chỉ tiêu trên lợn, chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm như: Bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF), Dịch tả lợn cổ điển (CSF),  Lở mồm long móng (FMD), Bệnh tai xanh (PRRS); PCV2 (Circovirus type 2); Parvovirus trên lợn; Rotavirus; Bệnh giả dại (Aujeszkys); Bệnh PED; Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE); Suyễn lợn; Viêm phổi màng phổi (APP); Bệnh Glasser; Bệnh do E.coli;  Phó thương hàn; Bệnh do streptococcus suis

Thực hiện xét nghiệm 52 chỉ tiêu trên gia cầm, để chẩn đoán các bệnh tại phòng thí nghiệm như: Bệnh cúm gia cầm, Bệnh Newcastle, Bệnh Marek; Bệnh đậu gà; Bệnh Gumboro; Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB); Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT); Bệnh viêm gan vịt; Bệnh do E.coli gây ra; Bệnh do Salmonella gây ra; Bệnh do ORT gây ra…

Có thể thực hiện 8 chỉ tiêu trên chó tại phòng thí nghiệm, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Bệnh Ca-rê; Bệnh Parvovirus; Bệnh Viêm gan chó…

Ông Nguyễn Văn Đôn, đại diện một doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ tại phòng thí nghiệm cho biết, dịch vụ chẩn đoán xét nghiệm hiện nay và thời gian tới rất quan trọng cho chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi công nghiệp. Nếu không có kết quả nhanh và chính xác thì thất bại trong chăn nuôi.

“Tôi đã từng hợp tác với các phòng thí nghiệm khác, nhưng Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học Thú y giúp chúng tôi 3 vấn đề: 1. Chính xác; 2. Nhanh; 3. Có kết quả rồi, phòng cùng với công ty chúng tôi đưa ra các phương án hữu hiệu nhất”, ông Đôn chia sẻ.

“Vì vậy, thời gian qua, hệ thống trại của chúng tôi và khách hàng đã làm tốt trong việc quản lý, tầm soát dịch bệnh.  Tôi hi vọng thời gian tới, tôi và nhiều doanh nghiệp, trang trại sẽ có nhiều hợp tác chặt chẽ hơn Học viện và Phòng thí nghiệm”, ông Đôn khẳng định.

Nguồn: https://nhachannuoi.vn/khang-dinh-vi-tri-trong-nghien-cuu-khoa-hoc-va-dich-vu-thu-y/

]]>
Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm... https://vetlab./tin-tuc/doan-giam-sat-cua-uy-ban-van-hoa-giao-duc-lam-viec-voi-hoc-vien-nong-nghiep-viet-nam-ve-dao-tao-tien-si.html Sat, 04 Mar 2023 04:18:39 +0000 https://vetlab./?p=4140 Chiều 22.2, Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với Học viện Nông nghiệp Việt Nam về thực hiện chính sách, pháp luật trong đào tạo trình độ tiến sĩ.

Quang cảnh buổi làm việc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam là trường đào tạo đa ngành, đa bậc học với gần 50 ngành trình độ đại học, hơn 20 ngành trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, trong đó có 5 ngành đào tạo tiên tiến, chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh. Kể từ khi thành lập đến nay, Học viện đã đào tạo hơn 100.000 kỹ sư/cử nhân, hơn 10.000 thạc sĩ và hơn 600 tiến sĩ.

Theo báo cáo về công tác đào tạo trình độ tiến sĩ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, từ năm 2017 đến nay, Học viện đã mở 2 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ gồm: Công nghệ sinh học và Khoa học môi trường, bảo đảm các quy định về việc mở ngành.

Học viện thực hiện theo phương thức xét tuyển, tổ chức 4 lần/năm. Đối tượng dự tuyển căn cứ theo chương trình đào tạo của từng ngành và được công bố trên website của Học viện theo thông báo xét tuyển nghiên cứu sinh hàng năm. Cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên bảo đảm, đáp ứng nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ.

GS. TS Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam báo cáo tình hình đào tạo trình độ tiến sĩ tại Học viện

Đánh giá về hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đào tạo trình độ tiến sĩ, trong giai đoạn vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ theo các Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT, cơ bản phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam theo từng thời điểm nhất định.

Tuy nhiên, quy chế theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 4.4.2017, điều kiện về chất lượng công bố rất cao, khó thực hiện, nhất là đối với các ngành Khoa học xã hội, vì vậy nghiên cứu sinh sẽ rất khó tốt nghiệp với điều kiện này. Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28.6.2021 lại yêu cầu cao về điều kiện người hướng dẫn, yêu cầu người hướng dẫn phải thường xuyên có công trình công bố để có thể hướng dẫn nghiên cứu sinh, điều này chưa hợp lý trong bối cảnh hiện nay.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, PGS. TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, rào cản học phí đôi khi làm nhiều đối tượng bị bỏ lại phía sau trong đào tạo tiến sĩ

Quá trình đào tạo trình độ tiến sĩ tại Học viện cũng bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc, như: nghiên cứu sinh gặp khó khăn về tài chính trong tổ chức nghiên cứu, thí nghiệm, công bố xuất bản quốc tế; việc kiểm tra, xác định chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cũng gặp khó khăn do có nhiều loại chứng chỉ được tổ chức thi theo hình thức khác nhau.

Tại buổi làm việc, thực trạng cũng như một số vướng mắc nói chung trong đào tạo trình độ tiến sĩ hiện nay cũng được đề cập. Đó là tính mới trong đề tài nghiên cứu, quy định về thời gian đào tạo, nghiên cứu, quy định về hội đồng phản biện, quy định về số lượng công trình khoa học cũng như việc kiểm soát chất lượng đầu ra, kể cả quy định về sản phẩm đóng góp cho khoa học sau khi nghiên cứu sinh đã hoàn thành luận án tiến sĩ… Nhìn nhận thấu đáo những vấn đề này chính là nền tảng tạo ra những đột phá cho chương trình đào tạo tiến sĩ.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Trưởng đoàn công tác, PGS. TS Đỗ Chí Nghĩa phát biểu tại buổi làm việc

Thay mặt Đoàn giám sát, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa ghi nhận đóng góp của Học viện Nông nghiệp Việt Nam suốt thời gian qua trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng, đóng góp cho sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, thực tế đào tạo bậc đại học và sau đại học đang đặt ra nhiều vấn đề, có vấn đề đến từ văn hóa xã hội, tâm huyết của chính người học, có vấn đề đến từ cơ chế và nguồn lực… Các ý kiến tại buổi làm việc sẽ được Đoàn giám sát nghiên cứu, tiếp thu, trên cơ sở đó góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách về đào tạo trình độ tiến sĩ.

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/thoi-su-quoc-hoi/doan-giam-sat-cua-uy-ban-van-hoa-giao-duc-lam-viec-voi-hoc-vien-nong-nghiep-viet-nam-ve-dao-tao-tien-si-i316575/

]]>
Viêm màng tim có mủ và viêm phổi mủ do Trueperella... https://vetlab./tin-tuc/viem-mang-tim-co-mu-va-viem-phoi-mu-do-trueperella-pyogenes-gay-ra-o-heo-con.html Tue, 07 Feb 2023 07:59:46 +0000 https://vetlab./?p=4133 Trueperella pyogenes là một loại vi khuẩn sống cộng sinh trong màng nhầy của đường hô hấp và niệu sinh dục của động vật. Vi khuẩn là một mầm bệnh cơ hội có mặt ở khắp nơi, gây nhiễm trùng mủ ở vật nuôi và chim T. pyogenes ban đầu được đặt tên là Corynebacterium pyogenes, sau đó là Actinomyces pyogenes và sau đó là Arcanobacterium pyogenes. Vi khuẩn T. pyogenes là loài phổ biến nhất được phân lập từ các trường hợp có mủ khác nhau ở lợn. Là một mầm bệnh cơ hội cộng sinh, không thể dự đoán trước sự xuất hiện của nó ở các loài động vật khác nhau. Trong thời gian gần đây, nhiễm trùng do T. pyogenes ở lợn đã trở thành một vấn đề dịch tễ học đang gia tăng ở nhiều trang trại trên toàn thế giới. Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất dẫn đến sự lây nhiễm vi khuẩn T. pyogenes là do con vật bị căng thẳng, được điều trị các thuốc khác nhau hoặc nhiễm các mầm bệnh khác dẫn đến suy giảm miễn dịch. Sự hình thành áp xe xảy ra ở những mô đã trải qua chấn thương trước đó. Bệnh lý tim và phổi của lợn bị nhiễm T. pyogenes. Khám ngoại khoa, thể trạng chung của cơ thể con vật và tình trạng dinh dưỡng tốt. Bệnh tích khi mổ khám cho thấy các hạch bạch huyết vùng bẹn và cổ sưng to, phù nề và xung huyết. Nhiều ổ áp xe có kích thước khác nhau từ vài milimét đến đường kính 4cm được quan sát thấy ở các thùy khác nhau của phổi trái với thành màng phổi dày vừa phải (Hình 1). Nhu mô phổi trái nổi đầy các nốt có kích thước khác nhau chứa đầy mủ, một số nốt lớn đường kính 4 cm nhô ra ngoài nhu mô phổi. Sự kết dính cục bộ của phổi trái với thành ngực cũng được quan sát thấy. Màng ngoài tim dày vừa phải và chứa dịch mủ nhớt (Hình 2). Vết tụ máu quan sát được trên thành nội tâm mạc. Các hạch bạch huyết khí phế quản bị xung huyết nhiều, phù nề và to ra. Tổn thương nổi bật chỉ thấy có ở trong xoang ngực.

Hình 1: Nhu mô phổi được bao phủ hoàn toàn với các nốt có kích thước khác nhau chứa đầy mủ bên trong. Áp xe được phủ bởi lớp màng fibrin dày hoặc mỏng

Hình 2: Màng ngoài tim dày vừa phải và túi màng ngoài tim chứa mủ nhớt

Khi kiểm tra mô bệnh học, trong phổi có nhiều vùng hoại tử mưng mủ được bao bọc bởi vỏ mô xơ với nhiều thâm nhiễm tế bào viêm đã được chú ý. Các phế nang lân cận dày lên do sự tăng sinh của tế bào phổi và nhiều đại thực bào, tế bào plasma và một số bạch cầu trung tính xâm nhập vào lòng phế nang (Hình 3). Phế quản và tiểu phế quản biểu hiện bong vảy biểu mô cùng với sự xâm nhập của một số đại thực bào trong lòng. Các ổ áp xe được bao bọc bởi lớp màng fibrin dày hoặc mỏng được bao quanh bởi nhiều đại thực bào, tế bào plasma, tế bào lympho và một số bạch cầu đa nhân trung tính. Các hạch bạch huyết bị xung huyết nghiêm trọng với nhiều vùng xuất huyết lan rộng trong các xoang tủy. Ở não, xuất huyết quanh mạch máu đã được nhận thấy với tắc nghẽn mao mạch. Ở tim, nhiều chấm xuất huyết được ghi nhận cùng với căng mao mạch, phù nề nhẹ và các khu vực thoái hóa sợi cơ tim.

Hình 3: Ổ áp xe được bao bọc bởi sợi fibrin với sự thâm nhiễm tế bào viêm. Các phế nang lân cận dày lên do sự tăng sinh của tế bào phổi và nhiều đại thực bào, tế bào plasma và một số bạch cầu trung tính xâm nhập vào lòng phế nang

T. pyogenes là mầm bệnh cơ hội ở vật nuôi. Trong trường hợp này, sự suy giảm miễn dịch có thể xảy ra do cái lạnh kéo dài vào tháng 12 dẫn tới động vật chết hàng loạt. Bệnh lý đại thể quan sát được là hiện tượng thoái hóa khớp, viêm đa khớp, viêm vú, viêm nội tâm mạc, áp xe cơ tim, áp xe phổi, áp xe mô dưới da và các cơ quan khác nhau (Jarosz et al., 2014). Mô bệnh học của các vị trí bị nhiễm bệnh bao gồm phản ứng viêm, phản ứng mưng mủ rõ rệt, hình thành áp xe và hoại tử (Kotrajaras và Tagami, 1987). Các dấu hiệu lâm sàng, tổn thương đại thể và mô bệnh học, đặc tính nuôi cấy và kết quả PCR từ khuẩn lạc và giải trình tự cho thấy bệnh tích của bệnh là mưng mủ liên quan đến vi khuẩn T. pyogenes. Các dấu hiệu lâm sàng và tổn thương đại thể được tìm thấy trong trường hợp này là duy nhất và rõ rệt. Viêm màng ngoài tim ít được báo cáo là tổn thương tim do nhiễm Trueperella ở lợn. Trong tim chủ yếu là xuất huyết và tụ máu ở màng ngoài tim và nội tâm mạc, viêm nội tâm mạc và áp xe cơ tim, xuất huyết màng ngoài tim hầu hết được báo cáo (Reddy et al., 1997). Ở phổi, nhiều ổ áp xe được ghi nhận với sự dày lên nghiêm trọng của màng phổi. Về mặt mô học, viêm phế quản phổi mưng mủ mãn tính sau đó hình thành ổ áp xe được tìm thấy phổ biến. Có sự tăng sản bạch huyết lan tỏa trong hạch bạch huyết khí phế quản và u hạt đã được báo cáo (Hariharan và cộng sự, 2015). Nhìn chung, những thông tin được công bố về các tổn thương ở phổi và tim do vi khuẩn T. pyogenes gây ra trên lợn còn ít.

]]>
Độc đáo phòng thí nghiệm phân tích chất lượng... https://vetlab./tin-tuc/doc-dao-phong-thi-nghiem-phan-tich-chat-luong-nong-san-chan-doan-benh-cay-trong-vat-nuoi.html Mon, 16 Jan 2023 01:43:55 +0000 https://vetlab./?p=4127 Trước những yêu cầu ngày càng cao của xã hội vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam mới đây đã cho ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO nhằm đánh giá, phân tích chất lượng nông sản, thực phẩm, chẩn đoán bệnh trên cây trồng, vật nuôi để đưa ra những cảnh báo sớm nhất giúp người nông dân, doanh nghiệp giảm thiệt hại trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

]]>
Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí... https://vetlab./tin-tuc/hoc-vien-nong-nghiep-viet-nam-ra-mat-6-phong-thi-nghiem-dat-chuan-iso-va-2-mo-hinh-benh-vien-hoan-toan-moi.html Tue, 10 Jan 2023 10:35:10 +0000 http://vetlab./?p=4120 Ngày 8/1/2023, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị “Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn” và ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Hội nghị nhằm thực hiện Nghị quyết số 19 – NQ/TW, ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

 GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng lãnh đạo Học viện, các đại biểu khách quý chứng kiến Lễ ký kết giữa Học viện và các doanh nghiệp, hợp tác xã.

Nhiều mô hình mới được ra mắt

Tại Hội nghị, 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas đã được ra mắt, bao gồm: Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ sinh học Thú y, Phòng thí nghiệm trung tâm về Khoa học và Công nghệ thực phẩm, Phòng thí nghiệm đánh giá chất lượng Đất và Phân bón, Phòng thí nghiệm Môi trường, Phòng thí nghiệm trung tâm khoa Chăn nuôi, Phòng phân tích kiểm nghiệm – Viện nghiên cứu Tăng trưởng xanh.

Ngoài ra bệnh viện Thú y và bệnh viện Cây trồng, hai mô hình hoàn toàn mới tại Việt nam cũng được giới thiệu. Các viện nghiên cứu, PTN này không chỉ phục vụ cho nghiên cứu chuyên sâu, tạo công nghệ mới mà còn là địa chỉ tin cậy, được hàng trăm doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tin tưởng hợp tác trong đánh giá, phân tích chất lượng nông sản, thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm; phân tích chất lượng đất, phân bón và môi trường, hay các dịch vụ phân tích, chẩn đoán bệnh trên cây trồng vật nuôi, nghiên cứu sản xuất vaccine, chế phẩm sinh học phòng ngừa bệnh tật trên trên gia súc, gia cầm…

Đặc biệt, Bệnh viện Cây trồng mới được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho cây trồng nông nghiệp, cây đô thị cảnh quan và cây di sản. Bệnh viện có chức năng chẩn đoán, chữa bệnh, tư vấn phòng chống bệnh; nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ và kỹ thuật chất lượng cao, tham gia đào tạo nguồn nhân lực và các dịch vụ các vấn đề liên quan đến sức khỏe cây trồng. Bệnh viện cũng tham gia đào tạo sinh viên các bậc đại học, cao học và nghiên cứu sinh cũng như tập huấn ngắn hạn cho người nông dân, trang trại, doanh nghiệp sản xuất cây trồng về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cây trồng.

Theo GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, hiện Học viện có 12 phòng thí nghiệm trọng điểm phục vụ các nghiên cứu chuyên sâu, trong đó Học viện có 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO.

Phát biểu tại buổi lễ, Giáo sư Nguyễn Thị Lan, Giám Đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho biết, trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam liên tục tăng trưởng, và đạt được những thành tựu to lớn; sản lượng lương thực, thực phẩm tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng; đảm bảo nguồn cung dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Mặc dù trong bối cảnh Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng nặng nền nhưng năm 2022 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) toàn ngành đạt con số kỷ lục 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021; thặng dư thương mại trên 8,5 tỷ USD. Những thành quả này chính là minh chứng cụ thể nhất cho những nỗ lực của hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, HTX, bà con nông dân cùng toàn xã hội.

Tuy nhiên vẫn còn đó những tồn đọng, những thói quen, tư duy cũ trong sản xuất vẫn chưa được xoá bỏ: sử dụng quá mức phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, lạm dụng thuốc trong chăn nuôi- thú y – thuỷ sản, dịch bệnh, vấn đề môi trường, vấn đề vệ sinh An toàn thực phẩm… đang ngày càng trở thành vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, môi trường sinh thái và uy tín sản phẩm của Việt Nam trên trường quốc tế.

Sau hành trình dài phát triển, đến nay Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã có đội ngũ cán bộ viên chức đông đảo với tổng số 1.275 cán bộ viên chức, gồm 613 cán bộ giảng dạy (48%) và 662 cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và nhân viên (52%).

Trong số giảng viên có 11 giáo sư, 78 phó giáo sư, 240 tiến sỹ, 281 thạc sỹ, 3 đại học; Trên 90% giảng viên và nghiên cứu viên của Học viện được đào tạo sau đại học tại các nước có nền giáo dục đại học và KH&CN tiên tiến như Mỹ, Úc, Hà Lan, Nhật Bản, Đức, Đan Mạch, Na Uy, Pháp, Ailen…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp, nông dân, HTX

Theo GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, hiện, Học viện có 12 phòng thí nghiệm trọng điểm phục vụ các nghiên cứu chuyên sâu, trong đó Học viện có 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO.

Đặc biệt, Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học thú y – Khoa Thú y được thành lập từ năm 2012. Đây là phòng thí nghiệm đầu tiên của Học viện được công nhận chứng chỉ ISO quốc tế 17025:2005 năm 2012, đây cũng là phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO sớm nhất trong lĩnh vực thú y tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Các đại biểu thăm quan Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ sinh học Thú y.

“Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học thú y là đơn vị đi đầu về ứng dụng công nghệ mới mới nhất trong chẩn đoán xác định dịch bệnh do virus và vi khuẩn với trên 160 chỉ tiêu xét nghiệm; chịu trách nhiệm chẩn đoán, tư vấn điều trị, điều trị bệnh các bệnh do virus, vi khuẩn, miễn dịch, bệnh lý, đồng thời đánh giá kiểm nghiệm thuốc, chế phẩm, vắc-xin phòng bệnh trên vật nuôi quy mô phòng thí nghiệm”, GS.TS Nguyễn Thị Lan cho biết.

Cũng theo Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, để cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho doanh nghiệp, trang trại, và bà con nông dân, Học viện tuân thủ đầy đủ các quy định về công tác phân tích, kiểm nghiệm, chẩn đoán.

Học viện đã chỉ đạo quản lý hoạt động của các phòng thí nghiệm, bệnh viện, không để xảy ra việc lợi dụng thương hiệu, uy tín Học viện, gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp, người dân khi sử dụng dịch vụ phân tích, xét nghiệm do Học viện cung cấp.

Bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khẳng định thêm rằng: “Với đội ngũ chuyên gia trình độ cao và giàu kinh nghiệm, Học viện đã và đang tham gia tích cực cùng với các trang trại, doanh nghiệp, bà con nông dân trong xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị dịch bệnh, tư vấn giải pháp chăn nuôi, tham mưu cho cơ quan quản lý nhà nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh tại Việt Nam với trách nhiệm cao nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng và mong muốn được đồng hành hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp một cách bền vững”.

Hải Anh-

]]>
Thư mời tham dự hội nghị https://vetlab./tin-tuc/4112.html Fri, 06 Jan 2023 01:45:19 +0000 http://vetlab./?p=4112 Kính gửi: Quý Công ty, Doanh nghiệp, Đối tác, Trang trại và Nhà chăn nuôi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam là đơn vị hàng đầu về đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức mới về nông nghiệp và phát triển nông thôn, và các lĩnh vực khác liên quan; đóng góp đắc lực và hiệu quả vào công cuộc phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và hội nhập quốc tế của đất nước. Với mục tiêu “đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”; Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội nghị: “Nghiên cứu, chuyển giao và dịch vụ xã hội” nhằm mục đích giới thiệu tới quý đại biểu về năng lực của các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO của Học viện, Đồng thời kết nối các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà chăn nuôi, các doanh nghiệp để gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực Nông nghiệp nói chung và Chăn nuôi – Thú y nói riêng. Chương trình của hội nghị được trình bày chi tiết tại thư mời đính kèm.

Rất hân hạnh được đón tiếp

 

]]>
Tỷ lệ nhiễm Mycoplasma hyorhinis trên lợn tại một... https://vetlab./tin-tuc/ty-le-nhiem-mycoplasma-hyorhinis-tren-lon-tai-mot-so-huyen-o-tinh-hung-yen.html Mon, 03 Oct 2022 05:24:23 +0000 http://localhost/vetlab/?p=3293 Mycoplasma hyorhinis (M. hyorhinis) gây bệnh thấp khớp hay viêm khớp trên lợn ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là lợn sau cai sữa từ 3 – 10 tuần tuổi, lợn nái hậu bị và lợn đực với biểu hiện sưng khớp, đi khập khiễng, bị què, ngồi bệt hai chân sau như kiểu chó ngồi. Bệnh tích điển hình của lợn nhiễm M. hyorhinis là viêm phủ fibrin kín toàn bộ bề mặt tim, viêm phổi, bên trong khớp có dịch viêm, viêm fibrin đa xoang và có thể gây nhiễm trùng toàn thân. Trong chẩn đoán lâm sàng, bệnh thấp khớp do M. hyorhinis thường hay bị nhầm lẫn với các bệnh tích điển hình trên lợn mắc bệnh do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumonia (M. hyopneumonia), Haemophilus parasuis và Streptococcus suis.

Hình ảnh bệnh tích điển hình ở lợn nhiễm M. hyorhinis

(A) Khớp sưng to; (B) Phổi của lợn mắc hội chứng hô hấp phức hợp PRDC, trong đó phát hiện được vi khuẩn M. hyorhinis; (C) (D) Tim phủ màng fibrin

Ở nước ta trong những năm gần đây, M. hyorhinis gây bệnh phổ biến hơn so với trước đây với các biểu hiện triệu trứng lâm sàng, bệnh tích điển hình. Tuy nhiên, nghiên cứu M. hyorhinis ở Việt Nam chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều, trong khi đó theo khảo sát sơ bộ của Phòng Thí nghiệm TĐ CNSH Thú y cũng như các báo cáo trên thế giới cho rằng, tỷ lệ nhiễm M. hyorhinis đạt ở mức cao và thường nhiễm ghép M. hyopneumonia sẽ làm tăng nguy cơ phát bệnh, làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh, việc điều trị bằng kháng sinh sẽ không hiệu quả và tỷ lệ tử vong rất cao, gây những thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi.

M. hyorhinis được coi là một trong những mần bệnh khó phân lập và yêu cầu môi trường nuôi cấy phức tạp. Vì vậy, kỹ thuật sinh học phân tử PCR với độ đặc hiệu, chính xác và tin cậy cao đã được sử dụng để xác định sự có mặt của M. hyorhinis trên đàn lợn. Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ nhiễm M. hyorhinis ở lợn nghi mắc bệnh tại 3 huyện ở tỉnh Hưng Yên tương đối cao chiếm tỷ lệ 26.92%, trong đó tỷ lệ nhiễm cao nhất được ghi nhận ở Khoái Châu với 31.82%, tiếp đến là Văn Giang với 25.00% và thấp nhất ở Yên Mỹ với 21.43%. Tỷ lệ nhiễm M. hyorhinis trên lợn ở 5 – 10 tuần tuổi là cao nhất 29.41% và gần tương đương lợn >10 tuần tuổi 28.57%, lợn <5 tuần tuổi tỷ lệ nhiễm thấp nhất 21.43%. Kết quả nghiên cứu đã xác định tỷ lệ đồng nhiễm M. hyorhinis với M. hyopneumoniae chiếm 28.57%, Haemophilus parasuis 35.71% và Streptococcus suis 21.43%. Kết quả nghiên cứu so sánh bệnh tích đại thể, sử dụng phương pháp phân lập và PCR cho thấy lợn bệnh dương tính với vi khuẩn M. hyorhinis có đặc điểm bệnh lý điển hình với viêm dính màng ngoài phủ fibrin.

Kết quả nghiên cứu sẽ là tiền đề cơ bản để triển khai các nghiên cứu sâu rộng hơn, xây dựng và tối ưu quy trình phân lập M. hyorhinis để nghiên cứu đánh giá mức độ mẫn cảm kháng sinh từ đó lựa chọn được các kháng sinh phù hợp giúp điều trị bệnh hiệu quả, và lựa chọn chủng M. hyorhinis đại diện phục vụ nghiên cứu, chế tạo các chủng giống gốc để sản xuất vắc-xin phòng bệnh. Từ đó, xây dựng và đưa ra các biện pháp chẩn đoán, phòng ngừa, kiểm soát bệnh hiệu quả cao giúp giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi.

Liên hệ: Trương Quang Lâm, Phòng Thí nghiệm TĐ CNSH Thú y, khoa Thú y

Điện thoại: 0943.808.189

]]>
Ứng dụng phương pháp MALDI-TOF MS trong phân lập các... https://vetlab./tin-tuc/ung-dung-phuong-phap-maldi-tof-ms-trong-phan-lap-cac-chung-vi-khuan-riemerella-anatipestifer-gay-benh-nhiem-trung-huyet-tren-thuy-cam-tai-tinh-ha-nam.html Mon, 25 Apr 2022 05:20:56 +0000 http://localhost/vetlab/?p=3289  Bệnh nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Riemerella anatipestifer (RA) được coi là bệnh truyền nhiễm quan trọng trên thủy cầm gây thiệt hại lớn ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam trong nhiều năm.

       Hiện nay, ứng dụng công nghệ mới trong phân lập, giám định và định danh vi khuẩn gây bệnh trên vật nuôi ngày càng phổ biến trên thế giới, trong đó có phương pháp phân tích phân tử ion hóa nhờ matrix, lazer, thời gian bay và dựa trên khối phổ protein (MALDI-TOF MS). Trong khi đó, vi khuẩn RA đã được phân lập và xác định thành công bởi phương pháp MALDI-TOF MS từ các ca lâm sàng trên chim bồ câu, ngỗng và vịt ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam được cán bộ Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Sinh học khoa Thú y học viện Nông nghiệp Việt Nam ứng dụng phương pháp MALDI-TOF MS để xét nghiệm phân lập vi khuẩn RA trên thủy cầm tại tỉnh Hà Nam.

A: Tư thế chết ngã ngửa; B: Phân xanh-trắng; C: Triệu chứng thần kinh; D: Viêm màng phủ fibrin tim, gan vịt; E: viêm màng túi khí; F: Sung huyết, xuất huyết não

       Trong nghiên cứu này, 27 chủng vi khuẩn sau khi phân lập được sử dụng để giám định và định danh bằng phương pháp MALDI-TOF MS. Kết quả trình cho thấy cả 27 chủng vi khuẩn được định danh là vi khuẩn RA với các điểm log của dao động từ 2,080 – 2,360 cho thấy độ chính xác ở mức độ loài các nhất.

Ảnh hệ thống MALDI TOF MS và kết quả xét nghiệm

       Tất cả 27 chủng vi khuẩn RA đã được định danh bởi phương pháp MALDI-TOF MS đều cho kết quả tương đồng 100% với phản ứng PCR sử dụng cặp mồi đặc hiệu gene ribonuclease. Với kết quả này, có thể thấy việc sử dụng phương pháp MALDI-TOF MS có nhiều lợi thế: giá thành xét nghiệm rẻ, độ đặc hiệu cao, cho phép xác định nhanh, chính xác nguyên nhân gây bệnh trong vòng 24 giờ, để từ đó kịp thời đưa ra các giải pháp và phác đồ điều trị bệnh hiệu quả. Qua nghiên cứu này cho thấy, phương pháp MALDI-TOF MS cho kết quả định danh vi khuẩn ngắn hơn (30 giây/ 1 mẫu vi khuẩn) và rẻ hơn so với phương pháp PCR truyền thống được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Định dạng protein bằng phương pháp khối phổ đã được chứng minh là một phương pháp nhanh chóng và đáng tin cậy để xác định vi khuẩn RA.

Thông tin chi tiết truy cập tại: http://tapchi.

]]>