Bệnh viện thú y – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam https://ku5588.info Wed, 14 Aug 2024 03:03:21 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3.18 https://ku5588.info/wp-content/uploads/2019/12/cropped-aa-32x32.png Bệnh viện thú y – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam https://ku5588.info 32 32 Sinh viên trải nghiệm từ lý thuyết đến thực tế tại Bệnh viện Thú y https://ku5588.info/sinh-vien-trai-nghiem-tu-ly-thuyet-den-thuc-te-tai-benh-vien-thu-y/ https://ku5588.info/sinh-vien-trai-nghiem-tu-ly-thuyet-den-thuc-te-tai-benh-vien-thu-y/#respond Wed, 14 Aug 2024 03:03:20 +0000 http://vethospital./?p=1951 Đọc tiếp Sinh viên trải nghiệm từ lý thuyết đến thực tế tại Bệnh viện Thú y]]> (Dân trí) – Ở kỳ thực tập giáo trình Ngoại sản cho sinh viên năm 3 do Khoa Thú y tổ chức, sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam được khuyến khích tự chọn nơi thực tập để vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và phù hợp với định hướng của mình.

Nhóm 19 sinh viên khóa 66 dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Đức Trường – Giảng viên Bộ môn Ngoại sản đã lựa chọn thực tập tại Bệnh viện Thú y. Bệnh viện Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam là bệnh viện thú y lớn nhất Việt Nam, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và ngang tầm quốc tế.

Bệnh viện có phòng thí nghiệm đạt chứng chỉ ISO 17025, là nơi tiếp nhận các ca bệnh quanh khu vực Hà Nội và gửi từ các tỉnh thành khác. Vì vậy, đây là nơi thực tập lý tưởng cho các bác sĩ thú y tương lai.

Sinh viên trải nghiệm từ lý thuyết đến thực tế tại Bệnh viện Thú y - 1
Sinh viên thực tập tại Bệnh viện Thú y.

Đón đoàn thực tập có TS. Trần Văn Nên – Giám đốc bệnh viện cùng cán bộ của bệnh viện. Với định hướng thực tập trên thú nhỏ, sinh viên được tiếp xúc với nhiều ca bệnh ngoại khoa, được đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế, rèn luyện tay nghề.

Tại đây, các em được trực tiếp thực hành xử lý ca bệnh như: gãy xương đùi, gãy xương cột sống, đa vết thương phần mềm… Ngoài ra, trong đợt thực tập này, sinh viên còn tìm hiểu về cách sử dụng máy chụp X quang, quy định về an toàn bức xạ – việc thực hiện các biện pháp chống lại tác hại của bức xạ, ngăn ngừa sự cố hoặc giảm thiểu hậu quả của chiếu xạ đối với con người, môi trường.

Sinh viên trải nghiệm từ lý thuyết đến thực tế tại Bệnh viện Thú y - 2
Các bác sĩ và sinh viên thay băng, cắt chỉ cho các ca bệnh.
Sinh viên trải nghiệm từ lý thuyết đến thực tế tại Bệnh viện Thú y - 3
Ca bó bột gãy xương đùi gửi từ tỉnh Thái Bình.
Sinh viên trải nghiệm từ lý thuyết đến thực tế tại Bệnh viện Thú y - 4
TS. Trần Văn Nên (giữa) hướng dẫn sinh viên chụp X quang và an toàn bức xạ.
Sinh viên trải nghiệm từ lý thuyết đến thực tế tại Bệnh viện Thú y - 5
Nhiều thú cưng được chủ nuôi tin tưởng gửi điều trị nội trú.

Trong những ngày cuối của đợt thực tập, nhóm sinh viên đã nhiệt tình tham gia hoạt động “Thứ sáu xanh” cùng công đoàn bệnh viện. Các em nhổ cỏ, dọn dẹp rác, trồng thêm nhiều cây cho khuôn viên bệnh viện thêm xanh, sạch, đẹp.

Sinh viên trải nghiệm từ lý thuyết đến thực tế tại Bệnh viện Thú y - 6
Các sinh viên tham gia dọn cỏ vào ngày “Thứ sáu xanh”.

Khoa Thú y và bộ môn Ngoại – Sản đã lên kế hoạch chi tiết, cùng các cán bộ của bệnh viện tạo điều kiện tốt nhất có thể để sinh viên hoàn thành tốt đợt thực tập tay nghề. Nhóm thực tập được đánh giá cao về tinh thần ham học hỏi, có trách nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch thực hành của cá nhân và của nhóm, đồng thời tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tham gia các hoạt động vì cộng đồng.

Sinh viên Đỗ Khôi Nguyên, lớp thú y K66TYE chia sẻ: “Chúng em may mắn và vui mừng khi được thực tập tại Bệnh viện Thú y, nơi có cơ sở vật chất tốt, các mặt bệnh đa dạng, ngoài ra còn được các thầy cô, bác sĩ hướng dẫn, chỉ bảo tận tình. Bản thân em tự nhủ sẽ không ngừng cố gắng học hỏi, để trở thành một bác sĩ thú y giỏi tay nghề, tận tâm và không phụ công dạy bảo của các thầy cô”.

Đợt thực tập Ngoại – Sản tuy chỉ có ba tuần nhưng đã giúp sinh viên mở mang, rèn luyện nhiều kỹ năng tay nghề, có những trải nghiệm thực tế, cơ hội rèn luyện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm.

Nguồn: Báo Dân Trí

]]>
https://ku5588.info/sinh-vien-trai-nghiem-tu-ly-thuyet-den-thuc-te-tai-benh-vien-thu-y/feed/ 0
Ngành thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Cơ hội nghề nghiệp https://ku5588.info/nganh-thu-y-hoc-vien-nong-nghiep-viet-nam-co-hoi-nghe-nghiep/ https://ku5588.info/nganh-thu-y-hoc-vien-nong-nghiep-viet-nam-co-hoi-nghe-nghiep/#respond Wed, 14 Aug 2024 02:51:04 +0000 http://vethospital./?p=1947 Đọc tiếp Ngành thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Cơ hội nghề nghiệp]]>

Với sự bùng nổ của các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người, nhu cầu về các chuyên gia thú y có trình độ cao trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tại Việt Nam, ngành thú y đang phát triển theo hướng hiện đại hóa và chuyên môn hóa, với sự đầu tư mạnh mẽ từ cả nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, một thách thức lớn mà ngành này phải đối mặt là sự thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn nhân lực chất lượng cao. Các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng lẫn chất lượng nhân lực, dẫn đến tình trạng khan hiếm bác sĩ thú y và kỹ thuật viên có kỹ năng chuyên sâu. Để khắc phục tình trạng này, các trường đại học và học viện đào tạo ngành thú y đã và đang làm gì để đào tạo nguồn nhân lực này cho xã hội. Học Ngành Thú y Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẽ có Cơ hội nghề nghiệp như thế nào?

– Khách mời: PGS. TS Bùi Trần Anh Đào – Trưởng Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

]]>
https://ku5588.info/nganh-thu-y-hoc-vien-nong-nghiep-viet-nam-co-hoi-nghe-nghiep/feed/ 0
Mộng mắt (Cherry eye) trên chó https://ku5588.info/mong-mat-cherry-eye-tren-cho/ https://ku5588.info/mong-mat-cherry-eye-tren-cho/#respond Tue, 13 Aug 2024 13:58:16 +0000 http://vethospital./?p=1939 Đọc tiếp Mộng mắt (Cherry eye) trên chó]]> Mộng mắt (Cherry eye) trên chó
1. Tìm hiểu về tuyến mi mắt thứ 3 ở chó

Mi mắt thứ ba – một cấu trúc đặc biệt ở mắt chó, thường được gọi là màng Nictit. Đây là một nếp gấp kết mạc hình bán nguyệt nằm ẩn ở góc trong của mắt, đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và dưỡng ẩm cho mắt. Bên trong cấu trúc này chứa một lớp sụn đỡ, không có mô cơ, di chuyển thụ động theo cơ mắt.

Đặc biệt, tuyến mi mắt thứ ba chiếm trách nhiệm sản xuất từ 20-40% lượng nước mắt, bảo vệ giác mạc, loại bỏ vật thể lạ và tham gia vào hệ thống miễn dịch của mắt. Một khối lồi có màu đỏ giống san hô thường xuất hiện khi tuyến này bị sưng lên.

Việc không sản xuất đủ nước mắt có thể gây ra “khô mắt” hay còn gọi là  (KCS) – một tình trạng nghiêm trọng do giảm sản xuất nước mắt. Nếu tuyến này bị lấy ra, rủi ro phát triển bệnh trạng này sẽ tăng cao. Do đó, các phẫu thuật tốt nhất là phẫu thuật đặt tuyến trở lại vị trí ban đầu, bằng cách khâu gắn tuyến với các cấu trúc sâu bên trong hốc mắt.

2. Nguyên nhân gây bệnh mộng mắt ở chó

Khác với bệnh , mộng mắt ở chó được xác định là sự lồi của tuyến nằm ở mí mắt thứ ba nằm ẩn ở góc mắt, có chức năng chính là sản xuất nước mắt. Trong tình trạng bình thường, tuyến này không hề lộ diện. Tuy nhiên, khi bệnh mộng mắt xảy ra, tuyến này bị di chuyển khỏi vị trí tự nhiên và trở nên hình thành lồi.

Vậy nguyên nhân chính đằng sau bệnh trạng này là gì? Dù chưa thể xác định một cách chính xác, các chuyên gia cho rằng mộng mắt ở chó xuất phát từ sự yếu kém của mô liên kết giữa tuyến và các cấu trúc mắt xung quanh. Khi tuyến lồi ra, nó dễ tiếp xúc với không khí và các tác nhân kích thích khác, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, sưng to và thậm chí là viêm nhiễm. Chó có thể phản ứng bằng việc chà xát mắt, gây ra tổn thương cho tuyến và có khả năng tạo ra các vết loét trên bề mặt mắt.

3. Cách điều trị bệnh mộng mắt ở chó

Khi chó bị mộng mắt, dấu hiệu đầu tiên thường là sự chảy nước mắt. Và sau đó là sự xuất hiện của một khối sưng mềm màu hồng như hạt đậu. Trong một số trường hợp, sau vài ngày sử dụng thuốc nhỏ mắt, triệu chứng có thể giảm đi. Tuy nhiên, đa số trường hợp chỉ thấy tình trạng cải thiện nhẹ, khối sưng chuyển màu sắc và ít chảy nước mắt hơn. Điều trị thuốc thường không mang lại hiệu quả đáng kể, và phẫu thuật thường là giải pháp cuối cùng.

Có 2 phương pháp phẫu thuật chính (tiểu phẫu) là:

  1. Cắt bỏ màng Nictit: Là một phương pháp truyền thống, có thể giải quyết vấn đề một cách triệt để nhưng lại tăng nguy cơ khô mắt trong tương lai.
  2. Phẫu thuật nhúng màng Nictit: Thống kê cho thấy, phẫu thuật nhúng màng Nictit mang lại nguy cơ khô mắt thấp hơn, chỉ 14% so với 48% khi cắt bỏ màng.

Với điều trị chó bị mộng mắt tại nhà ít khi hiệu quả và có thể gây thêm nguy cơ nhiễm trùng hoặc chấn thương. Phẫu thuật ngay khi phát hiện là lựa chọn tối ưu nhất. Mặc dù một số trường hợp sau phẫu thuật cần dùng thêm thuốc, nhưng đa số ca phẫu thuật diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Khi chăm sóc chó sau phẫu thuật, lưu ý rằng thời gian tốt nhất để phẫu thuật là sau một tuần từ khi bệnh bắt đầu. Phẫu thuật quá sớm hoặc quá muộn đều mang nguy cơ biến chứng. Để chó tránh khỏi viêm nhiễm và tổn thương thêm, hãy đeo vòng chụp cổ và sử dụng thuốc nhỏ mắt chống viêm. Chọn một bệnh viện thú cưng chuyên nghiệp để thực hiện phẫu thuật, vì sức khỏe và tinh thần của chó đều quan trọng.

4. Phòng ngừa bệnh mộng mắt ở chó
  • Kiểm tra thường xuyên: Đều đặn kiểm tra mắt của chó để nhận biết sớm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
  • Giữ vệ sinh mắt chó: Làm sạch mắt của chó thường xuyên và cẩn thận bằng nước ấm hoặc dung dịch dành riêng cho việc làm sạch mắt chó.
  • Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đưa chó đến bác sĩ  để kiểm tra định kỳ, nhất là những giống chó có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Cân nhắc di truyền khi lai giống: Tránh lai giống giữa những con chó đã từng mắc bệnh này hoặc có tiền sử trong họ hàng.
  • Chăm sóc chung: Cung cấp chế độ ăn uống cân đối, đảm bảo chó đủ nước, và giữ cho chó ở trong điều kiện sạch sẽ, khô ráo.
  • Tránh chấn thương mắt: Đảm bảo chó không chạm vào những vật sắc nhọn hoặc chơi ở những nơi có nguy cơ chấn thương mắt.

Tuy nhiên, mặc dù có các biện pháp phòng ngừa, không có cách nào có thể đảm bảo 100% rằng chó sẽ không mắc bệnh mộng mắt ở chó. Điều quan trọng là phát hiện sớm và tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ thú y khi nhận thấy bất kỳ biểu hiện nào của bệnh.

Để được tư vấn chi tiết hơn bạn có thể liên hệ với chúng tôi:

Phone: 02435 145 145
Hotline:  0399.065.115
Address: Bệnh viện Thú y, Ngõ 64, Ngô Xuân Quảng, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam  

]]>
https://ku5588.info/mong-mat-cherry-eye-tren-cho/feed/ 0
Các câu hỏi thường gặp khi tiêm phòng cho chó https://ku5588.info/cac-cau-hoi-thuong-gap-khi-tiem-phong-cho-cho/ https://ku5588.info/cac-cau-hoi-thuong-gap-khi-tiem-phong-cho-cho/#respond Tue, 13 Aug 2024 13:40:18 +0000 http://vethospital./?p=1932 Đọc tiếp Các câu hỏi thường gặp khi tiêm phòng cho chó]]> Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 20230327_tiem-phong-cho-cho.jpg

Đối với những ai nuôi chó thì việc tiêm phòng là điều không thể bỏ qua. Điều này sẽ đảm bảo sức khỏe cho chó trong giai đoạn từ sinh ra đến lớn lên. Bạn có nhiều thắc mắc về vắc xin tiêm phòng cho chó ? Bài viết sau đây sẽ giải đép những thắc mắc đó.

1. Chó ở trong nhà không cần tiêm phòng

Nhiều người cho rằng chó cưng của mình luôn ở trong nhà thì sẽ không bị bệnh. Chính vì vậy không cần thực hiện tiêm vacxin cho chó nào cả. Tuy nhiên, không phải cứ ở trong nhà là đã được an toàn. Mặc dù chó không ra ngoài nhưng vẫn tiếp xúc với chủ và các thành viên khác. Con người ra khỏi nhà, khi trở về đều có thể mang theo mầm bệnh truyền sang cho chó. Vì vậy dù chó không ra ngoài cũng cần tiêm phòng vacxin.

2. Chỉ cần tiêm phòng một lần cho chó

Vacxin mặc dù có hiệu quả, nhưng chỉ trong một thời gian nhất định. Có loại hiệu quả vài năm, nhưng có loại chỉ một năm. Do đó mỗi năm cần cho chó đi tiêm phòng nhắc lại. Nhất định phải cẩn thận coi trọng việc tiêm phòng mỗi năm. Hơn nữa tiêm phòng hàng năm nên sớm hơn năm trước khoảng thời gian khoảng nửa tháng. Tránh mất tác dụng xảy ra tình huống bất ngờ khi tiêm phòng.

3. Tại sao phải tiêm phòng bệnh cho chó?

Cũng như con người, chó có thể mắc rất nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu không được lên lịch tiêm phòng cho chó, chúng rất dễ chết nếu nhiễm bệnh. Chưa kể tới một vài bệnh có thể lây sang người và đe dọa đến tính mạng. 

4. Chỉ cần tiêm phòng vacxin cho chó là an toàn

Có rất nhiều trường hợp chó con sau khi tiêm phòng vẫn bị mắc bệnh. Chó có thể bị nhiễm hàng trăm loại bệnh. Tiêm phòng chỉ có thể phòng ngừa ngăn chặn một vài bệnh trong số đó. Cho dù tiêm phòng vacxin cũng nên cẩn thận quan sát. Không nên tin rằng vacxin là một loại thuốc thần thánh phòng chống tất cả mọi bệnh tật. Đôi khi nếu không biết cách tiêm vacxin cho chó còn có tác dụng ngược lại. Gây ra các phản ứng thuốc ngoài mong muốn. Không có gì là an toàn tuyệt đối và đảm bảo an toàn 100% cả.

5. Chó bị bệnh truyền nhiễm khỏi rồi thì không cần tiêm phòng nữa

Quan niệm trên là hoàn toàn sai lầm. Khi chó bị mắc một trong những bệnh truyền nhiễm mà khỏi rồi thì vẫn có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác nên việc tiêm phòng đầy đủ sau khi khỏi bệnh là hoàn toàn cần thiết.

6. Tiêm vắc xin làm ảnh hưởng đến sức khỏe, trí thông minh của chó

Thành phần của các loại vacxin hiện nay bao gồm vi khuẩn hoặc virus đã bị giảm độc lực. Hoặc một protein đặc hiệu có tính kháng nguyên. Khi tiêm vacxin vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ được kích thích tạo ra các kháng thể để chuẩn bị cho việc chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh sau này.

Khi tiêm vacxin vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ bị kích thích nhẹ và sản xuất ra kháng thể chống lại các loại virut. Nếu chó đã từng mắc bệnh thì hệ miễn dịch của chúng sẽ sẵn sàng để nhận biết và tấn công tác nhân gây bệnh một cách hữu hiệu. Hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tăng sức đề kháng, có khả năng miễn dịch với các vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm. Vì vậy tiêm vắc xin cho chó là hoàn toàn an toàn.

7. Phản ứng sau tiêm vắc xin

Phản ứng thường gặp

  • Vết tiêm bị sưng làm thay đổi sắc tố da
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, ngủ nhiều hơn
  • Nhiều bé có dấu hiệu sốt nhẹ
  • Sổ mũi
  • Chán ăn, ăn uống không ngon miệng
  • Rụng lông

Trong đó, dấu hiệu chó mèo bị sưng sau khi tiêm thường dễ thấy nhất. Lúc này hãy dùng tay xoa nhẹ vào vết tiêm của chúng để giúp chúng giảm bớt cơn đau. Hành động này cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. 

Bạn có thể yên tâm vì biểu hiện này sẽ không kéo dài quá lâu. Thông thường nó chỉ xuất hiện từ 1 – 3 ngày sau khi chó mèo được tiêm phòng.

8. Tiêm vắc xin không đúng lịch hoặc quên lịch tiêm vắc xin

Khi bạn bị trễ lịch tiêm vắc xin của cún quá 7 ngày thì nên tiêm cho bé mũi bổ sung để đảm bảo kháng thể đầy đủ nhất cho bé

9. Khi nào thì tiêm được vắc xin cho chó

Vắc xin sẽ được tiêm khi bé đủ độ tuổi và sức khỏe ổn định bình thường (bao gồm: ăn uống, vệ sinh tiểu tiện, thể chất, cân nặng, nhiệt độ…

10. Chế độ chăm sóc sau tiêm phòng

Sau tiêm, bạn không nên cho bé sử dụng các thức ăn tanh, dầu mỡ. Nhất là các loại thức ăn chứa chất béo, hoặc khó tiêu như trứng lộn, xúc xích, phô mai, sữa, nội tạng, gặm xương…. 

Thay vào đó, hãy sử dụng các thực phẩm dễ tiêu, được xay mềm nhuyễn. Ưu tiên lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng để bổ sung cho bé trong vòng 10-14 ngày sau tiêm ngừa. Bên cạnh đó, hãy nhớ luôn cung cấp đủ nước cho các bé nhà bạn.

Để quản lý tốt những phản ứng phụ sau tiêm phòng, nên thường xuyên kiểm tra vết tiêm. Đồng thời, hãy dùng tay xoa nhẹ vị trí tiêm chích (do vết tiêm thường bị sưng cứng). 

Trong trường hợp phát hiện bé có những triệu chứng bất thường, bạn nên mang bé đến bệnh viện để kiểm tra lại. Các triệu chứng tiêu biểu như: sốt cao, lừ đừ, bỏ ăn, ói, tiêu chảy,….

Để được tư vấn chi tiết hơn bạn có thể liên hệ với chúng tôi:

Email: vethospital.vnua@gmail.com
Phone: 02435 145 145
Hotline/ zalo:  0399.065.115
Address: Bệnh viện Thú y, Ngõ 64, Ngô Xuân Quảng, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam

]]>
https://ku5588.info/cac-cau-hoi-thuong-gap-khi-tiem-phong-cho-cho/feed/ 0
Bệnh viện thú y hiện đại nhất Việt Nam https://ku5588.info/benh-vien-thu-y-hien-dai-nhat-viet-nam/ https://ku5588.info/benh-vien-thu-y-hien-dai-nhat-viet-nam/#respond Tue, 13 Jun 2023 10:36:53 +0000 http://vethospital./?p=1911
]]>
https://ku5588.info/benh-vien-thu-y-hien-dai-nhat-viet-nam/feed/ 0
Bên trong bệnh viện của bệnh nhân “không biết nói, đi 4 chân” ở Hà Nội https://ku5588.info/ben-trong-benh-vien-cua-benh-nhan-khong-biet-noi-di-4-chan-o-ha-noi/ https://ku5588.info/ben-trong-benh-vien-cua-benh-nhan-khong-biet-noi-di-4-chan-o-ha-noi/#respond Tue, 13 Jun 2023 10:30:13 +0000 http://vethospital./?p=1893 Đọc tiếp Bên trong bệnh viện của bệnh nhân “không biết nói, đi 4 chân” ở Hà Nội]]> (Dân trí) – Mỗi tháng cơ sở này tiếp nhận điều trị nội trú và ngoại trú cho hàng trăm “bệnh nhân bốn chân”. Bên cạnh đó, nơi đây còn tiếp nhận xét nghiệm hàng trăm mẫu bệnh phẩm được gửi về từ các trang trại.

Phát hiện chú mèo cưng tên Miu (2 tháng tuổi) bị ngã từ tầng 3 xuống, chị Lan ngay lập tức đưa thú cưng đến Bệnh viện Thú y Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Hà Nội) cấp cứu.

Sau khi cung cấp thông tin bệnh sử và các loại thuốc đã sử dụng, chị Lan được hướng dẫn đưa Miu vào phòng khám.

Kết quả chụp X-quang xác định Miu bị gãy chân trái. Nữ bác sĩ thú y tiếp tục thực hiện các bước thăm khám lâm sàng để kiểm tra  tổng quát của Miu cũng như các tổn thương khác (nếu có).

Hình ảnh siêu âm cho dấu hiệu nghi ngờ bị tổn thương bàng quang do va đập. Vấn đề này cần quan sát thêm, nếu bé có thể đi vệ sinh được thì tình trạng sẽ ít nghiêm trọng hơn nhiều”, nữ bác sĩ thông tin cho chị Lan trong quá trình siêu âm ổ bụng cho chú mèo.

Kiểm tra chân trái, bác sĩ xác định vùng xương bị gãy đã có hiện tượng sưng do nhiễm trùng. Với tình trạng này, cần điều trị kháng sinh cho ổ viêm xẹp lại mới có thể bó bột. Chị Lan cũng quyết định để mèo cưng ở lại bệnh viện điều trị nội trú để việc chăm sóc và điều trị hiệu quả hơn.

Cơ sở thú y này là bệnh viện thú y lớn nhất tại Việt Nam và ngang tầm với các nước trong khu vực. Theo TS Trần Văn Nên – Giám đốc Bệnh viện Thú Y Học viện Nông nghiệp Việt Nam, mỗi tháng cơ sở này tiếp nhận điều trị nội trú và ngoại trú cho hàng trăm “bệnh nhân bốn chân”. Bên cạnh đó, nơi đây còn tiếp nhận xét nghiệm hàng trăm mẫu bệnh phẩm được gửi về từ các trang trại.

Tại bệnh viện này có cả phòng khám bệnh, khu điều trị nội trú, khu điều trị bệnh truyền nhiễm riêng biệt với phòng áp lực âm, phòng áp lực dương để phòng ngừa lây nhiễm.

Ỉn, chú chó thuộc giống pug, nặng 9kg đã điều trị nội trú tại bệnh viện được 3 ngày. Thời điểm nhập viện, Ỉn có vết thương hở toác rộng ở chân, nhiều dịch viêm, chảy mủ. Qua khai thác bệnh sử, chủ của Ỉn cho biết, trước đó hơn 10 ngày, chú chó này bị cắn bởi một con chó lớn. Sau đó, Ỉn được đưa vào một phòng khám xử lý vết thương nhưng tình trạng ngày càng nặng và vết thương có dấu hiệu hoại tử.

Theo phác đồ điều trị, Ỉn cần được truyền kháng sinh, kháng viêm, thuốc bổ và xử lý vết thương hàng ngày.

“Thông thường để xử lý vết thương dạng này cần một tuần. Tuy nhiên, vì bạn này vết thương quá rộng nên thời gian hồi phục dự kiến sẽ kéo dài hơn. Sau khi vết thương ổn, không bị viêm sưng thì chủ nhân có thể đón Ỉn về nhà chăm sóc”, bác sĩ điều trị chia sẻ.

Bạch là một chú chó giống Golden được đưa vào Bệnh viện Thú Y từ ngày 23/5. Chú chó này bị viêm da, ghẻ máu và nấm da. Tình trạng này đã kéo dài 1 tháng nên thời điểm nhập viện, da của Bạch đã bị viêm, loét, có mùi hôi.

Mỗi ngày, Bạch được các bác sĩ thú y vệ sinh da bằng thuốc sát khuẩn vì da bị viêm loét, nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, chú chó này được chỉ định dùng kháng sinh, giảm viêm, thuốc kháng nấm, thuốc điều trị ký sinh trùng.

Với Gi Gi, chú mèo anh lông dài 4 tuổi, các bác sĩ xác định mắc tình trạng viêm mũi mãn tính, đi ngoài.

“Hiện với chú mèo này chúng tôi cần can thiệp cho thở bằng oxy, đồng thời dùng thuốc giãn phế quản, giảm tiết dịch đường thở, xông và rửa mũi hàng ngày. Các bác sĩ phải lựa chọn kháng sinh để điều trị đồng thời bệnh viêm đường hô hấp và tình trạng đi ngoài”, bác sĩ điều trị chia sẻ.

Theo TS Trần Văn Nên, điểm đặc biệt trong quá trình khám chữa bệnh của bác sĩ thú y là những “bệnh nhân” không biết nói nên không thể tự mô tả triệu chứng, tình trạng của mình.

“Ở người có những bệnh gì thì ở động vật cũng gần như có các mặt bệnh như vậy. Bác sĩ thú y khi khám chữa bệnh phải dựa rất nhiều vào triệu chứng lâm sàng, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp “sờ, nắn, gõ, nghe”. May mắn là ngày nay, các bác sĩ thú y có rất nhiều máy móc để hỗ trợ cho công tác khám chữa bệnh”, TS Nên chia sẻ.

Theo TS Nên, tại bệnh viện hiện có cả máy siêu âm màu 4D, máy nội soi, chụp X-Quang, máy xét nghiệm máu, máy kích tim, máy điện tim… Các bác sĩ tại đây cũng đã thực hiện cả các ca phẫu thuật: mổ sỏi bàng quang, mổ các tổ chức khối u lớn ở bụng, đường sinh dục, mổ xử lý cơ hoành bị rách cho thú cưng.

Một điểm đặc thù của bác sĩ thú y, theo TS Nên, là hoàn toàn có thể đối mặt với sự tấn công của chính “bệnh nhân” của mình. Do đó, các bác sĩ thú y còn cần phải hiểu biết được con vật và có phương pháp thân hòa, tiếp cận phù hợp.

Thực hiện:  –  , Báo Dân trí, ngày 13/06/2023

]]>
https://ku5588.info/ben-trong-benh-vien-cua-benh-nhan-khong-biet-noi-di-4-chan-o-ha-noi/feed/ 0
CẢNH BÁO THUỐC BÔI NGOÀI DA CÓ CHỨA FLURBIPROFEN GÂY TỬ VONG CHO CHÓ https://ku5588.info/canh-bao-thuoc-boi-ngoai-da-co-chua-flurbiprofen-gay-tu-vong-cho-cho/ https://ku5588.info/canh-bao-thuoc-boi-ngoai-da-co-chua-flurbiprofen-gay-tu-vong-cho-cho/#respond Sat, 11 Feb 2023 05:22:47 +0000 http://vethospital./?p=1887 Đọc tiếp CẢNH BÁO THUỐC BÔI NGOÀI DA CÓ CHỨA FLURBIPROFEN GÂY TỬ VONG CHO CHÓ]]> Flurbiprofen là gì?

Flurbiprofen , còn được gọi là 5-FU, là một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được bán dưới tên thương hiệu Carac, Tolak, Fluoroplex và Efudex hoặc Fluorouracil Cream USP chung. Thuốc này được kê để điều trị ung thư da như ung thư biểu mô tế bào đáy và tế bào vảy. Ngoài ra thuốc này được sử dụng cho bệnh bạch biến, mụn cóc, viêm khớp, đau khớp và các chứng khó chịu và đau nhức khác.

Cách bảo vệ chó của bạn

Vật nuôi có thể tiếp xúc với thuốc bằng cách liếm hoặc cắn ống hoặc liếm vùng da được bôi thuốc. Nếu bạn sử dụng thuốc, hãy hết sức cẩn thận để tránh xa động vật . Giữ thuốc và hộp rỗng trong tủ hoặc ngăn kéo an toàn ngoài tầm với của vật nuôi. Trên hết, nếu bạn sử dụng các vật dụng như bông gòn hoặc găng tay để bôi thuốc, hãy nhớ vệ sinh kỹ những vật dụng này hoặc vứt chúng vào thùng rác an toàn. Rửa tay sau khi dùng thuốc . Bạn cũng có thể đeo loa chống liếm cho chó để không liếm được bất kỳ khu vực mà bạn vừa bôi thuốc trên con vật. Ngoài ra, nếu bất kỳ loại thuốc nào dính trên thảm hoặc đồ nội thất, hãy làm sạch ngay.

Chó có biểu hiện nôn mửa sau 30 phút tiếp xúc với fluorouracil

Dấu hiệu ngộ độc

Theo chuyên gia bác sỹ thú y các dấu hiệu ngộ độc fluorouracil thường bắt đầu trong vòng 30 phút sau khi tiếp xúc. Chúng có thể có một trong các biểu hiện sau:

• Nôn mửa

• Co giật

• Run rẩy

• Khó thở

• Thờ ơ

• Bệnh tiêu chảy

• Chảy nước dãi

• Đi đứng không vững

Nếu bạn thấy thú cung của mình có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, hãy liên hệ với các bác sỹ của Bệnh viện thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Hotline: 02435.145.145) để được tư vấn.

Nguồn: fda.gov

]]>
https://ku5588.info/canh-bao-thuoc-boi-ngoai-da-co-chua-flurbiprofen-gay-tu-vong-cho-cho/feed/ 0
BỆNH XOẮN KHUẨN Ở CHÓ: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ https://ku5588.info/benh-xoan-khuan-o-cho-chan-doan-va-dieu-tri/ https://ku5588.info/benh-xoan-khuan-o-cho-chan-doan-va-dieu-tri/#respond Wed, 03 Nov 2021 06:42:42 +0000 http://vethospital./?p=1873 Đọc tiếp BỆNH XOẮN KHUẨN Ở CHÓ: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ]]> Nguồn: https://todaysveterinarypractice.com/diagnosis-and-treatment-of-leptospirosis-in-dogs/

Được dịch bởi: Nhóm sinh viên K63. Khoa Sư phạm ngoại ngữ – Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Bệnh Xoắn khuẩn ở chó có thể được điều trị bằng liệu pháp tích cực. Bài viết này đề cập đến những thông tin của bệnh về tính truyền lây từ động vật sang người, những phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh.

Jane E. SykesBVSc (Hons), Tiến sĩ, DACVIM

Krystle L. ReaganDVM, Tiến sĩ, DACVIM

TIẾP CẬN THỰC TIỄN Chó bị ảnh hưởng bởi nhiễm các chủng Xoắn Khuẩn có thể bị bệnh từ nhẹ đến nặng. Với sự chăm sóc hộ lý  thích hợp, tiên lượng của hầu hết những bệnh súc là thuận lợi. Ảnh: Shutterstock.com/Alex Zotov

Một căn bệnh mới nổi được tìm thấy ở hầu khắp Hoa Kỳ, đó là bệnh Xoắn khuẩn, một bệnh truyền nhiễm từ động vật. Bệnh Xoắn khuẩn ở chó gây ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Các dấu hiệu lâm sàng từ không có hoặc nhẹ và tự giới hạn đến nặng với tổn thương thận cấp tính, bệnh gan và/ hoặc viêm mạch.

Chó bị nhiễm bệnh khi niêm mạc hoặc phần da bị mài mòn của chúng tiếp xúc với nước tiểu bị nhiễm Xoắn Khuẩn hoặc chất nền bị nhiễm nước tiểu mang mầm bệnh (ví dụ: nước hoặc đất) từ vật chủ tích trữ. Vật chủ tích trữ phổ biến nhất là động vật hoang dã như động vật gặm nhấm. Các biến thể Xoắn Khuẩn đã thích nghi với các vật chủ tích trữ, trong đó trạng thái mang bệnh được thiết lập và các Xoắn Khuẩn được thải ra một cách không liên tục trong nước tiểu của vật chủ tích trữ.

DẤU HIỆU XOẮN KHUẨN Ở CHÓ

Bệnh Xoắn khuẩn được cho là thường gặp phổ biến ở những con chó trưởng thành, giống đực, giống chó lớn hoặc những con chó săn sống ở các vùng nông thôn. Thật vậy, một số nghiên cứu đã phát hiện ra những con chó đực còn nguyên (chưa bị thiến) và những con chó đang làm việc chiếm đại đa số trong số con mắc bệnh Xoắn Khuẩn.1,2 Tuy nhiên, các nghiên cứu khác đã phát hiện ra tỷ lệ huyết thanh tương tự giữa những con chó thuộc các giống lớn và nhỏ, cả loài cái-đực, và ở các nhóm tuổi.3,4 Ngoài ra, sống trong môi trường thành thị hay ngoại ô đều được xác định là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với sự phát triển của bệnh Xoắn khuẩn, do sự tiếp xúc giữa chó và động vật hoang dã gia tăng ở các khu vực ngoại ô.5 Vì vậy, bất kỳ con chó nào có dấu hiệu lâm sàng, bất kể dấu hiệu hoặc biểu hiện nhiễm bệnh nào nên nghi ngờ đó là bệnh Xoắn khuẩn.

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Các dấu hiệu lâm sàng và phát hiện khám cho chó bị bệnh Xoắn Khuẩn có thể thay đổi đáng kể, tùy thuộc vào mức độ bệnh, nhiễm trùng huyết thanh và tình trạng miễn dịch của chó.6,7 Xoắn khuẩn thường là một bệnh cấp tính; các dấu hiệu lâm sàng sẽ rõ ràng thấy ngay trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh.6 Các biểu hiện lâm sàng phổ biến có thể bao gồm từ bệnh sốt nhẹ đến tổn hại thận cấp tính, tổn thương gan, bệnh xuất huyết, hoặc một số bệnh kèm theo (BẢNG 1). Các phát hiện lâm sàng khác bao gồm viêm màng bồ đào và suy sinh sản.6,8-11

Box 1 Biểu hiện lâm sàng phổ biến và kết quả kiểm tra sức khỏe ở chó mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da
·       Hôn mê
·       Đau khớp và đau cơ
·       Khát nước quá mức và tiểu nhiều
·       Thiểu niệu
·       Thay đổi trạng thái giữ nước ( trạng thái thừa dịch với tiểu ít/không thể sản xuất nước tiểu hoặc mất nước cùng với tiểu nhiều)
·       Đường tiêu hóa bất thường (giảm khẩu vị, nôn mửa, tiêu chảy)
·       Bệnh vàng da
·       Có xu hướng chảy máu ( có chấm xuất huyết,đại tiện phân đen,xuất huyết trực tràng,chảy máu cam
·       Thở nhanh
Viêm kết mạc

CHẨN ĐOÁN BỆNH

Các bất thường về bệnh học lâm sàng

Các phát hiện bệnh học lâm sàng phổ biến nhất ở chó bị bệnh Xoắn Khuẩn là những phát hiện liên quan đến tổn thương cấp tính ở thận và gan. Bất thường sinh hóa, bất thường phổ biến nhất là tăng ure huyết, được tìm thấy ở 80% đến 90% chó bị bệnh Xoắn Khuẩn.7,8,11 Tăng men gan (ví dụ, alanin aminotransferase, aspartate aminotransferase, alkaline phosphatase) và bilirubin được ghi nhận ở 30% đến 50% chó bị bệnh Xoắn Khuẩn và có thể có trong trường hợp không tăng ure huyết.7,9,11,12 Các phát hiện khác có thể bao gồm các bất thường về điện giải (ví dụ: hạ natri máu, hạ kali máu, giảm clo huyết và / hoặc tăng phosphat máu).9-11,13 Ở chó bị thiểu niệu, kali huyết thanh có thể bình thường hoặc thấp một cách nghịch lý do có sự thay đổi các chất vận chuyển điện giải trong ống thận.5 Ở những con chó bị viêm cơ, nồng độ creatine kinase có thể tăng cao.7 Các bất thường huyết học thường gặp ở chó mắc bệnh Xoắn Khuẩn bao gồm thiếu máu, tăng bạch cầu trung tính và giảm tiểu cầu.8,9,11 Phát hiện phân tích nước tiểu ở chó bị Xoắn Khuẩn thường tương thích với tổn thương thận cấp tính và bao gồm đẳng tỷ trọng niệu, đường niệu và đạm niệu.7 Bộ Lirubin trong nước tiểu có thể được ghi nhận ở những con chó bị bệnh gan có liên quan. Xoắn Khuẩn không thể nhìn thấy được bằng kính hiển vi ánh sáng thông thường của trầm tích nước tiểu và không dễ dàng phát triển trên nuôi cấy nước tiểu thông thường.

Kết quả hình ảnh

Ở châu Âu, các sự bất thường đã được tìm thấy trên tới 70% phim chụp X quang lồng ngực của những con chó bị bệnh Xoắn Khuẩn.14,15 Các phát hiện có thể từ dạng kẽ nhẹ đến trung bình đến dạng nốt hoặc dạng phế nang ở phổi ở chó bị xuất huyết phổi nặng (HÌNH 1).14,15 Những thay đổi thường gặp trên siêu âm bao gồm thận phình đại, giãn bể thận nhẹ, dấu hiệu vành tuỷ, hoặc tăng hồi âm vỏ thận.16,17

Xét nghiệm chẩn đoán đặc hiệu Leptospira

Một số xét nghiệm chẩn đoán, huyết thanh học và phân tử, có sẵn để hỗ trợ chẩn đoán bệnh Xoắn Khuẩn. Thông thường, một chẩn đoán xác định cần phải sử dụng kết hợp các xét nghiệm này.

Xét nghiệm huyết thanh

Tiêu chuẩn tham chiếu huyết thanh học cho bệnh Xoắn Khuẩn là xét nghiệm ngưng kết vi lượng trên kính hiển vi (MAT), cung cấp hiệu giá kháng thể định lượng. Các kết quả báo cáo hiệu giá cho một nhóm gồm 6 đến 8 huyết thanh Leptospira, đại diện cho các nhóm huyết thanh phổ biến lây nhiễm cho chó và thay đổi tùy theo vị trí địa lý. Việc không đưa một mẫu của nhóm huyết thanh lây nhiễm vào bảng có thể dẫn đến kết quả âm tính giả.

Khuyến khích việc xét nghiệm 2 mẫu huyết thanh được thu thập cách nhau từ 7 đến 14 ngày và thể hiện hiệu giá pha cấp tính và giai đoạn trị bệnh.18 Hiệu giá tăng gấp 4 lần cho thấy sự chuyển đổi huyết thanh và chẩn đoán bệnh Xoắn Khuẩn.18 Khi các mẫu được ghép đôi được gửi đi, độ nhạy của MAT là 100% và độ đặc hiệu từ 70% cho đến 100%.19,20 Một mẫu huyết thanh cấp tính đơn lẻ không nhạy bằng (50%) trong khi các kháng thể đang được tạo ra và không nên dựa vào đó để loại trừ bệnh.19,20 Việc tiêm phòng có thể cho kết quả MAT dương tính; hiệu giá tối đa có thể đạt 1: 6400. Hiệu giá đạt > 1: 1600 đối với huyết thanh đã tiêm vắc xin hoặc không tiêm vắc xin có thể tồn tại 1 năm sau khi tiêm.21-23 Do đó, tuy một kết quả duy nhất dương tính với MAT có thể chuẩn đoán bệnh Xoắn Khuẩn, thì việc xét nghiệm trong giai đoạn điều trị vẫn được khuyến khích.18,24

Các xét nghiệm tại những điểm chăm sóc đã có trên thị trường và cung cấp kết quả chẩn đoán nhanh chóng. Các xét nghiệm này là các xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzym đã được sửa đổi và phát hiện định tính các kháng thể Leptospira.25-28 Do đó, những hạn chế của những chẩn đoán này cũng tương tự như những hạn chế của MAT. Kết quả từ các xét nghiệm chẩn đoán tại điểm chăm sóc này nên được xác nhận với các hiệu giá MAT và / hoặc kết quả phản ứng chuỗi polymerase (PCR) được ghép nối.18,24

Xét nghiệm phân tử

Leptospira PCR phát hiện ADN của vi khuẩn và thường được thực hiện trên các mẫu máu hoặc nước tiểu. Độ nhạy của PCR tương ứng với giai đoạn bệnh; giai đoạn vi khuẩn xảy ra trong 10 ngày đầu sau khi nhiễm bệnh, và giai đoạn vi khuẩn xảy ra sau tuần đầu tiên bị bệnh.6 Bởi vì thời gian lây nhiễm thường khó xác định, để tăng độ nhạy của xét nghiệm, cần thu thập cả mẫu máu toàn phần và nước tiểu trước khi dùng thuốc kháng sinh.18,24 Kết quả dương tính ở một con chó có biểu hiện lâm sàng tương thích có thể kết luận bệnh xoắn khuẩn vàng da; tuy nhiên, kết quả âm tính không loại trừ bệnh này vì nhiễm khuẩn huyết là thoáng qua và nhiễm khuẩn niệu là không liên tục. Tỷ lệ được báo cáo về kết quả PCR nước tiểu dương tính (0% đến 25%, tùy theo vùng) trong trường hợp không có dấu hiệu lâm sàng là thấp; do đó, kết quả PCR dương tính nên được giải thích dựa trên các dấu hiệu lâm sàng.29-34 Việc mới tiêm phòng cũng không ảnh hưởng đến kết quả PCR.

ĐIỀU TRỊ BỆNH

Bệnh súc nghi ngờ hoặc xác nhận bệnh xoắn khuẩn nên nhận được sự kết hợp của kháng sinh điều trị (như đã nêu trong hướng dẫn đồng thuận18) và chăm sóc hỗ trợ phù hợp với từng bệnh súc tùy theo mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu lâm sàng và hệ thống cơ quan bị ảnh hưởng. Nếu chỉ số nghi ngờ bệnh cao, các phương pháp điều trị này thì không nên trì hoãn trong khi chờ chẩn đoán được xác nhận.

Kháng sinh điều trị

Thuốc kháng sinh được khuyến cáo cho chó bị nhiễm xoắn khuẩn là tiêm tĩnh mạch hoặc doxycycline dạng uống.18 Bởi vì các dấu hiệu lâm sàng ở chó thường bao gồm nôn mửa hoặc giảm cảm giác thèm ăn, ban đầu nên điều trị bằng đường tiêm chứ không phải uống (BẢNG 2). Sau khi các dấu hiệu tiêu hóa đã hết, nên dùng doxycycline đường uống (BẢNG 2) trong 2 tuần để loại bỏ xoắn khuẩn khỏi ống thận và loại bỏ tình trạng mang mầm bệnh.18,24

Các loại kháng sinh khác đã được nghiên cứu để sử dụng cho những bệnh súc mắc chứng Xoắn Khuẩn. Những loại thuốc này bao gồm ceftriaxone hoặc azithromycin;35,36 tuy nhiên, việc sử dụng chúng trên chó vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và chúng không được khuyến cáo là liệu pháp đầu tay. Bởi vì trong các mô hình thử nghiệm, fluoroquinolon dường như không loại bỏ hoàn toàn Xoắn Khuẩn, nên những loại thuốc này không được khuyến cáo để điều trị Xoắn Khuẩn.22

BẢNG 2 Kháng sinh điều trị cho Xoắn Khuẩn

• Ampicillin 20–30 mg / kg IV q6-8h

• Penicillin G 25.000–40.000 U / kg IV q6–8h

• Doxycycline 5 mg / kg PO q12h hoặc 10 mg / kg PO q24h

Chăm sóc hỗ trợ

Những con chó bị bệnh Xoắn Khuẩn có thể cần các mức độ chăm sóc hỗ trợ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ bệnh và các hệ cơ quan bị ảnh hưởng. Các khuyến nghị thường bao gồm duy trì đủ nước bằng liệu pháp truyền dịch qua đường tĩnh mạch; điều chỉnh sự biến dạng chất điện ly và axit-bazơ; và sử dụng thuốc chống nôn, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc kiểm soát cơn đau và hỗ trợ dinh dưỡng.

Tổn thương thận:

Những con chó bị tổn thương thận liên quan đến bệnh xoắn khuẩn vàng da và chứng đái nhiều có thể cần được truyền dịch với tốc độ cao; tuy nhiên, những con bị thiểu niệu (chứng đái ít) hoặc vô niệu (chứng khó đái) có thể bị thừa dịch do dùng thuốc sau khi hồi sức bằng truyền dịch nếu không được theo dõi cẩn thận (HÌNH 2). Vì nhu cầu chất lỏng có thể thay đổi nhanh chóng trong suốt quá trình bệnh, nên thường xuyên theo dõi tình trạng mất nước bằng cách quan sát những thay đổi về trọng lượng cơ thể, nhịp hô hấp, huyết áp, áp lực tĩnh mạch trung tâm (nếu có thể) và lượng nước tiểu. Có thể cần đặt ống thông tiểu trong nhà để theo dõi chặt chẽ lượng nước tiểu; nếu là vấn đề đáng lo ngại về thiểu niệu hoặc vô niệu, cần xem xét giới thiệu đến cơ sở 24 giờ. Liệu pháp thay thế thận (chạy thận nhân tạo) được khuyến cáo cho bệnh súc thiểu niệu (lượng nước tiểu dưới 2 mL / kg / giờ) hoặc vô niệu mặc dù đã mất nước, tăng kali máu tiến triển hoặc tăng ure huyết tiến triển khi có liệu pháp thích hợp.

Tổn thương gan

Tổn thương gan liên quan đến bệnh xoắn khuẩn vàng da Xoắn Khuẩn có thể dẫn đến các biểu hiện lâm sàng của suy gan (ví dụ, bệnh não gan và hạ đường huyết). Điều trị những tình trạng này là hỗ trợ và thường dẫn đến cải thiện chức năng gan.

Tổn thương phổi

Một hậu quả nghiêm trọng của bệnh Xoắn Khuẩn là hội chứng xuất huyết phổi do Xoắn Khuẩn, trong đó việc điều trị bằng oxy và thở máy được khuyến cáo, tùy theo mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu lâm sàng. Ở người, những cải thiện đã được ghi nhận với liệu pháp cyclophosphamide37 và trao đổi huyết tương38 nhưng không phải với dexamethasone và desmopressin;39 Tuy nhiên, những phương pháp điều trị chưa được nghiên cứu ở chó.

Bệnh súc điều trị nội trú

BẢNG 3: liệt kê các biện pháp phòng ngừa cần được thực hiện khi chó mắc bệnh xoắn khuẩn (Xoắn Khuẩn) nhập viện.

Đối với những con chó này, chức năng thận, chất điện giải, tình trạng axit-bazơ, dung tích hồng cầu và mức protein huyết thanh nên được theo dõi hàng ngày (hoặc thường xuyên hơn nếu có những bất thường rõ rệt). Trong quá trình nhập viện, nên xét nghiệm công thức máu đầy đủ sau mỗi 48 giờ để đánh giá tình trạng giảm tiểu cầu. Trong vòng 1 đến 2 tuần tiếp nhận điều trị, những thay đổi trong sinh hoá sẽ trở lại như bình thường. Chó được xuất viện khi hết chứng tiểu nhiều, tự duy trì đủ nước mà không cần truyền dịch và liệu pháp tiêm tĩnh mạch có thể giảm dần. Tuy nhiên, chó nên được tái khám trong vòng 1 tuần kể từ khi xuất viện và sau đó cứ sau 1 đến 3 tuần cho đến khi ổn định về mặt lâm sàng.

BẢNG 3: Các biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc với các con chó mắc bệnh xoắn khuẩn khi nhập viện

  • Đặt các kí hiệu cảnh báo lên trên lồng của các bệnh súc
  • Hạn chế di chuyển bệnh súc qua bệnh viện (mặc dù không cần phải cách ly)
  • Mang thiết bị bảo vệ cá nhân (găng tay, áo choàng dùng một lần, đeo kính mắt/ khẩu trang) khi tiếp xúc với bệnh súc.
  • Không rửa các lồng động vật bằng áp suất (tránh sự lây lan của bệnh xoắn khuẩn)
  • Giảm thiểu sự nhiễm bệnh bằng nước tiểu (thường xuyên dắt chó đi dạo)
  • Làm sạch bằng các dung dịch khử trùng sẽ làm vô hiệu hóa bệnh xoắn khuẩn (ví dụ: thuốc tẩy trắng, các sản phẩm có chứa i-ốt, tăng tốc hydrogen peroxide, amoni bậc bốn)
  • Giặt ga giường thông thường bằng nước nóng và thuốc tẩy

Những con chó khác của cùng hộ gia đình

Ngoài những con chó mắc bệnh xoắn khuẩn, bất kỳ con chó nào khác sống trong cùng một hộ gia đình nên được điều trị bằng việc cho uống doxycycline trong 2 tuần (BẢNG 2). Việc điều trị nên được thực hiện bởi vì lịch sử tiếp xúc của những con chó có thể là tương đương nhau.18,24

TIÊN LƯỢNG

Nếu điều trị y tế tích cực và thích hợp được thực hiện, bao gồm cả chạy thận nhân tạo khi có chỉ định, tiên lượng tốt cho chó mắc bệnh Xoắn Khuẩn. Tỷ lệ sống sót đến khi xuất viện là khoảng 80%.40 Đối với chó mắc bệnh nhẹ đến trung bình được điều trị bảo tồn và chó bị tăng ure huyết nặng được điều trị bằng chạy thận nhân tạo,40 tiên lượng ngắn hạn cũng tốt. Tuy nhiên, tiên lượng chó cần phải chạy thận nhân tạo nhưng không được chạy thận là nghiêm trọng. Nếu hội chứng xuất huyết phổi nặng phát triển, tiên lượng trở nên xấu hơn và tỷ lệ sống sót giảm xuống 40% đến 50%.15 Một số bệnh súc bị Xoắn Khuẩn sẽ có những thay đổi về thận mãn tính kéo dài và sẽ cần theo dõi và chăm sóc lâu dài đối với bệnh thận mãn tính.41

KHẢ NĂNG LÂY CỦA BỆNH XOẮN KHUẨN

Bất kỳ con chó nào khi bị nghi ngờ hoặc đã được xác nhận mắc bệnh xoắn khuẩn thì nên được chữa trị thích hợp bởi vì leptospires trong nước tiểu và / hoặc trong máu sẽ là mối đe dọa lây bệnh từ động vật sang người (BẢNG 3). Nguy cơ lây nhiễm từ động vật được cho là giảm đáng kể sau khi bệnh súc được nhận điều trị dùng thuốc kháng sinh thích hợp trong vòng 72 giờ.18

Kết luận

Một số xét nghiệm có sẵn để chẩn đoán bệnh xoắn khuẩn, và đã đạt được độ chính xác cao nhất khi sử dụng kết hợp các xét nghiệm này. Mặc dù nhiều bệnh súc cần được điều trị tích cực, nhưng nếu được chăm sóc thích hợp thì tiên lượng bệnh cuối cùng là tốt.

Tiết lộ

Tiến sĩ Sykes nhận được danh dự và tài trợ nghiên cứu từ phòng thí nghiệm Boehringer Ingelheim, Zoetis và IDEXX.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ward MP, Guptill LF, Prahl A, Wu CC. Tỷ lệ lưu hành đặc hiệu Serovar và các yếu tố nguy cơ của bệnh leptospirosis ở chó: 90 trường hợp (1997-2002). JAVMA 2004; 224 (12): 1958-1963.

2. Ward MP, Glickman LT, Guptill LF. Tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố nguy cơ của bệnh leptospirosis ở chó ở Hoa Kỳ và Canada: 677 trường hợp (1970-1998). JAVMA 2002; 220 (1): 53-58.

3. Stokes JE, Kaneene JB, Schall WD, et al. Tỷ lệ kháng thể huyết thanh chống lại 6 huyết thanh Leptospira ở chó khỏe mạnh. JAVMA 2007; 230 (11): 1657-1664.

4. Gautam R, Wu CC, Guptill LF, et al. Phát hiện kháng thể chống lại các huyết thanh Leptospira thông qua các xét nghiệm ngưng kết bằng kính hiển vi ở chó ở Hoa Kỳ, 2000-2007. JAVMA 2010; 237 (3): 293-298.

5. Raghavan R, Brenner K, Higgins J, et al. Đánh giá các yếu tố nguy cơ che phủ đất đối với bệnh leptospirosis ở chó: 94 trường hợp (2002-2009). Trước Vet Med 2011; 101 (3-4): 241-249.

6. Greenlee JJ, Alt DP, Bolin CA, et al. Bệnh leptospirosis trên chó thực nghiệm do Leptospira tra hỏi huyết thanh pomona và bratislava. Am J Vet Res 2005; 66 (10): 1816-1822.

7. Sykes JE. Chương 50: Bệnh Leptospirosis. Trong: Sykes JE, biên tập viên. Các bệnh truyền nhiễm ở mèo và mèo. St Louis, MO: Khoa học Y tế Elsevier; 2013: 474-486.

8. Birnbaum N, Barr SC, Trung tâm SA, et al. Bệnh leptospirosis mắc phải tự nhiên ở 36 con chó: các đặc điểm huyết thanh học và bệnh học lâm sàng. J Small Anim Pract 1998; 39 (5): 231-236.

9. Goldstein RE, Lin RC, Langston CE, et al. Ảnh hưởng của việc lây nhiễm nhóm huyết thanh đến các đặc điểm lâm sàng của bệnh leptospirosis ở chó. J Vet Intern Med 2006; 20 (3): 489-494

10. Greenlee J, Bolin CA, Alt DP, et al. So sánh lâm sàng và bệnh lý của bệnh leptospirosis cấp tính ở chó do hai chủng Leptospira kirschneri serovar grippotyphosa gây ra. Am J Vet Res 2004; 65 (8): 1100-1107.

11. Mastrorilli C, Dondi F, Agnoli C, và cộng sự. Các đặc điểm bệnh học lâm sàng và các yếu tố dự đoán kết quả của nhiễm trùng huyết thanh Leptospira thẩm vấn Australis ở chó: một nghiên cứu hồi cứu 20 trường hợp (2001-2004). J Vet Intern Med 2007; 21 (1): 3-10.

12. McCallum KE, Constantino-Casas F, Cullen JM, et al. Nhiễm trùng leptospiral gan ở chó mà không liên quan đến thận rõ ràng. J Vet Intern Med 2019; 33 (1): 141-150.

13. Allen AE, Buckley GJ, Schaer M. Điều trị thành công chứng hạ kali máu nghiêm trọng ở một con chó bị chấn thương thận cấp tính do bệnh leptospirosis. J Thú y cấp cứu Crit Care 2016; 26 (6): 837-843.

14. Knöpfler S, Mayer-Scholl A, Luge E, et al. Đánh giá các phát hiện lâm sàng, phòng thí nghiệm, hình ảnh và kết quả ở 99 con chó mắc bệnh leptospirosis. J Small Anim Pract 2017; 58 (10): 582-588.

15. Kohn B, Steinicke K, Arndt G, và cộng sự. Bất thường phổi ở chó bị bệnh leptospirosis. J Vet Intern Med 2010; 24 (6): 1277-1282.

16. Forrest LJ, O’Brien RT, Tremeling MS, et al. Phát hiện trên siêu âm thận ở 20 con chó mắc bệnh leptospirosis. Siêu âm Vet Radiol 1998; 39 (4): 337-340.

17. Sonet J, Barthélemy A, Goy-Thollot I, Pouzot-Nevoret C. Đánh giá tiền cứu các phát hiện siêu âm bụng ở 35 con chó mắc bệnh leptospirosis. Siêu âm Vet Radiol 2018; 59 (1): 98-106.

18. Sykes JE, Hartmann K, Lunn KF, et al. Tuyên bố đồng thuận của ACVIM 2010 trên động vật nhỏ về bệnh leptospirosis: chẩn đoán, dịch tễ học, điều trị và phòng ngừa. J Vet Intern Med 2011; 25 (1): 1-13.

19. Fraune CK, Schweighauser A, Francey T. Đánh giá giá trị chẩn đoán của xét nghiệm vi ngưng kết huyết thanh và xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase để chẩn đoán bệnh leptospirosis cấp tính ở chó tại một trung tâm chuyển tuyến. JAVMA 2013; 242 (10): 1373-1380.

20. Miller M, Annis K, Lappin M, và cộng sự. Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm ngưng kết bằng kính hiển vi để chẩn đoán bệnh leptospirosis ở chó. Tóm tắt 287. insights.ovid.com. Truy cập tháng 1 năm 2019.

21. Barr SC, McDonough PL, Scipioni-Ball RL, Starr JK. Các phản ứng huyết thanh học của những con chó được tiêm vắc xin thương mại chống lại Leptospira tra hỏi serovar pomona và Leptospira kirschneri serovar grippotyphosa. Am J Vet Res 2005; 66 (10): 1780-1784.

22. Martin LER, Wiggans KT, Wennogle SA, et al. Kháng thể Leptospira liên quan đến vắc-xin ở chó do khách hàng nuôi. J Vet Intern Med 2014; 28 (3): 789-792.

23. Midence JN, Leutenegger CM, Chandler AM, Goldstein RE. Ảnh hưởng của việc tiêm phòng Leptospira gần đây đối với xét nghiệm PCR toàn máu thời gian thực ở những con chó khỏe mạnh do khách hàng nuôi. J Vet Intern Med 2012; 26 (1): 149-152.

24. Schuller S, Francey T, Hartmann K, và cộng sự. Tuyên bố đồng thuận của Châu Âu về bệnh leptospirosis ở chó và mèo. J Small Anim Pract 2015; 56 (3): 159-179.

25. Kodjo A, Calleja C, Loenser M, và cộng sự. Một xét nghiệm nhanh tại phòng khám phát hiện bệnh leptospirosis cấp tính ở chó với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Biomed Res Int 2016; 2016: 1-3.

26. Lizer J, Grahlmann M, Hapke H, và cộng sự. Đánh giá xét nghiệm phát hiện IgM nhanh để chẩn đoán bệnh leptospirosis cấp tính ở chó. Vet Rec 2017; 180 (21): 517.

27. Curtis K, Foster P, Smith P, và cộng sự. Hiệu suất của ELISA tái tổ hợp dựa trên lipl32 nhanh tại phòng khám (SNAP® Lepto) để phát hiện các kháng thể chống lại Leptospira ở chó. Thực tập sinh J Appl Res Vet Med 2015; 13.

28. Winzelberg S, Tasse SM, Goldenstein RE, và cộng sự. Đánh giá SNAP® Lepto trong chẩn đoán nhiễm trùng leptospirosis ở chó: 22 trường hợp lâm sàng. search.ebscohost.com. Truy cập tháng 1 năm 2019.

29. Gay N, Soupé-Gilbert M-E, Goarant C. Mặc dù không phải là ổ chứa, nhưng chó có thể truyền bệnh leptospira ở New Caledonia. Int J Environ Res Public Health 2014; 11 (4): 4316-4325.

30. Llewellyn J-R, Krupka-Dyachenko I, Rettinger AL, et al. Sự tiết ra leptospire trong nước tiểu và sự hiện diện của kháng thể Leptospira ở những con chó khỏe mạnh từ vùng Thượng Bavaria. Berl Munch Tierarztl Wochenschr 2016; 129 (5-6): 251-257.

31. Samir A, Soliman R, El-Hariri M, và cộng sự. Bệnh Leptospirosis ở động vật và người tiếp xúc ở Ai Cập: giám sát trên phạm vi rộng. Rev Soc Bras Med Trop 2015; 48 (3): 272-277.

32. Fink JM, Moore GE, Landau R, Vemulapalli R. Đánh giá ba xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase thời gian thực dựa trên 5 ‘exonuclease để phát hiện các loài Leptospira gây bệnh trong nước tiểu chó. Điều tra chẩn đoán J Vet 2015; 27 (2): 159-166.

33. Khorami N, Malmasi A, Zakeri S, và cộng sự. Kiểm tra phân tích nước tiểu ở những con chó mắc bệnh leptospire trong nước tiểu. Comp Clin Path 2010; 19 (3): 271-274.

34. Miotto BA, Guilloux AGA, Tozzi BF, et al. Nghiên cứu tiền cứu về bệnh leptospirosis ở chó ở nơi trú ẩn và quần thể chó hoang: xác định những người mang mầm bệnh mãn tính và các loài Leptospira khác nhau lây nhiễm cho chó. PLoS One 2018; 13 (7): e0200384.

35. Panaphut T, Domrongkitchaiporn S, Vibhagool A, và cộng sự. Ceftriaxone được so sánh với natri penicillin G để điều trị bệnh leptospirosis nặng. Nhiễm trùng Clin 2003; 36 (12): 1507-1513.

36. Suputtamongkol Y, Pongtavornpinyo W, Lubell Y, et al. Các chiến lược chẩn đoán và điều trị nghi ngờ bệnh leptospirosis: phân tích chi phí – lợi ích. PLoS Negl Trop Dis 2010; 4 (2): e610.

37. Trivedi S V, Vasava AH, Patel TC, Bhatia LC. Cyclophosphamide trong xuất huyết phế nang phổi do bệnh leptospirosis. Ấn Độ J Crit Care Med 2009; 13 (2): 79-84.

38. Trivedi S, Vasava A, Bhatia L, Patel PC. Trao đổi huyết tương với ức chế miễn dịch trong xuất huyết phế nang phổi do bệnh bạch cầu. medind.nic.in. Truy cập tháng 1 năm 2019.

39. Niwattayakul K, Kaewtasi S, Chueasuwanchai S, et al. Một thử nghiệm mở ngẫu nhiên có đối chứng về desmopressin và dexamethasone dạng xung như một liệu pháp bổ trợ ở những bệnh nhân bị phổi liên quan đến bệnh leptospirosis nặng. Clin Microbiol lây nhiễm 2010; 16 (8): 1207-1212.

40. Adin CA, Cowgill LD. Điều trị và kết quả của chó mắc bệnh leptospirosis: 36 trường hợp (1990-1998). JAVMA 2000; 216 (3): 371-375.

41. Kis I, Schweighauser A, Francey T. Kết quả lâu dài của chó bị chấn thương thận cấp tính. ACVIM Proc 2012; New Orleans, LA.

]]>
https://ku5588.info/benh-xoan-khuan-o-cho-chan-doan-va-dieu-tri/feed/ 0
BỆNH VIỆN THÚ Y – NƠI CÁCH LY AN TOÀN CHO THÚ CƯNG HỖ TRỢ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG COVID-19 https://ku5588.info/dich-vu-khach-san-va-cham-soc-thu-cung/ https://ku5588.info/dich-vu-khach-san-va-cham-soc-thu-cung/#respond Fri, 30 Jul 2021 09:25:22 +0000 http://vethospital./?p=1801 Đọc tiếp BỆNH VIỆN THÚ Y – NƠI CÁCH LY AN TOÀN CHO THÚ CƯNG HỖ TRỢ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG COVID-19]]> Thực hiện Chỉ  thị số 17/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch UBND Thành Phố Hà Nội về việc thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Nhiều gia đình hiện đang nuôi thú cưng mà không có các điều kiện đảm bảo để chăm sóc. Vì vậy, Bệnh viện Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam dành một khu cách ly an toàn cho thú cưng và nhận cung cấp dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng thú cưng như đảm bảo chế độ dinh dưỡng, khám chữa bệnh, cắt tỉa lông, cho thú cưng vận động trong khuôn viên rộng rãi…. Với phương châm phục vụ tận tình, an toàn, tiết kiệm chi phí cho chủ vật nuôi trong thời gian toàn thành phố thực hiện giãn cách xã hội và để kịp thời hỗ trợ cho bà con trong thời gian phòng chống dịch Covid-19, Bệnh viện thực hiện chính sách hỗ trợ khách hàng là giảm giá 50% /gói nhận lưu trú, chăm sóc cho vật nuôi.

Đội ngũ Bác sỹ và nhân viên của Bệnh viện có trình độ chuyên môn cao, tận tình, trách nhiệm, có giấy phép đi lại và luôn đảm bảo thực hiện 5K trong quá trình đón, trả thú cưng tại nhà trong phạm vi toàn TP.Hà Nội. Bệnh viện sẽ thực hiện xét nghiệm sàng lọc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho thú cưng trước khi nhận lưu trú và chăm sóc thú cưng.

Chủ vật nuôi sẽ được cập nhật thường xuyên tình trạng thú cưng thông qua việc gọi điện, nhắn tin, gọi video qua các ứng dụng zalo, facebook của Bệnh viện.

Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau đây để được phục vụ:

🏥 Bệnh viện thú y (Toà nhà 4 tầng), ngõ 64 phố Ngô Xuân Quảng, Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội. ĐT: 02435.145.145 –  0399.065.115.

🎯Hotline: 0912062306

🎯 Zalo: 0399.065.115

🌏website:  http://vethospital.

Bệnh viện mở cửa 24h. Đặc biệt bệnh viện có xe vận chuyển đưa đón trả nhận tại nhà quý khách.

]]>
https://ku5588.info/dich-vu-khach-san-va-cham-soc-thu-cung/feed/ 0
TUẦN LỄ VÀNG – RỘN RÀNG GỬI BOSS https://ku5588.info/tuan-le-vang-ron-rang-gui-boss/ https://ku5588.info/tuan-le-vang-ron-rang-gui-boss/#respond Tue, 20 Apr 2021 05:32:56 +0000 http://vethospital./?p=1786 Đọc tiếp TUẦN LỄ VÀNG – RỘN RÀNG GỬI BOSS]]>

Nhân dịp kỷ niệm Ngày thành lập Bệnh viện Thú y Học viện
Nông nghiệp Việt Nam – 21/4/2021 và Ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch, Bệnh
viện thú y áp dụng chương trình khuyến mại dịch vụ gửi chó, mèo khách sạn với
thông tin chi tiết như sau:

  • Khách sạn tiêu chuẩn: 200k/ngày
  • Khách sạn deluxe: 300k/ngày
  • Khách sạn VIP: 400k/ngày

—————————————————–

10 LÝ DO NÊN GỬI THÚ CƯNG CỦA BẠN CHO CHÚNG TÔI TRONG DỊP NGHỈ LỄ, TẾT

– Thú cưng được kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi lưu
trú

– Mỗi thú cưng được ở chuồng riêng biệt

– Khu chuồng nuôi được dọn dẹp vệ sinh thường xuyên sạch
sẽ

– Khoa điều trị bệnh truyền nhiễm cách ly riêng biệt

– Thú cưng được dắt đi dạo hàng ngày trong khuôn viên rộng
rãi

– Chế độ chăm sóc, dinh dưỡng khoa học

– Thú cưng được tắm, spa sạch sẽ trước khi về nhà

– Luôn có nhân viên chăm sóc và bác sỹ thú y theo dõi sức
khỏe thường xuyên và cập nhật với khách hàng

– Gói dịch vụ đa dạng, phong phú và phù hợp với mọi đối
tượng khách hàng

– Có dịch vụ đưa đón tại nhà

—————————————————–

Bệnh viện thú y
(Toà nhà 4 tầng), ngõ 64 phố Ngô Xuân Quảng, TT. Trâu Quỳ, H. Gia Lâm, TP. Hà Nội

Hotline:
02435.145.145 – 0399.065.115

https://www.youtube.com/watch?v=GvNlf7Cfxq8&t=18s

]]>
https://ku5588.info/tuan-le-vang-ron-rang-gui-boss/feed/ 0